Đăng ký dán nhãn năng lượng

Căn cứ pháp lý

STT Số văn bản Tên văn bản
1 68/2006/QH11 Luật 68/2006/QH11 – Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
2 05/2007/QH12 Luật 05/2007/QH12 – Chất lượng sản phẩm, hàng hoá
3 Nghị định 107/2016/NĐ-CP Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
4 Luật 50/2010/QH12 Luật 50/2010/QH12 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
5 21/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Cách thức thực hiện

* Trường hơp đăng ký mới:

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

Bước 2: Đăng ký Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 3: Sau đăng ký Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

* Trường hợp đăng ký dán nhẵn năng lượng lại:

Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;

– Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng. Nội dung và thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.

Trình tự thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp trực tuyến

Thành phần hồ sơ

STT Loại giấy tờ Số lượng giấy tờ
1 – Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1; Bản chính: 1
Bản sao: 0
2 – Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm; Bản chính: 1
Bản sao: 0
3 – Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài); Bản chính: 1
Bản sao: 0
4 – Mẫu nhãn năng lượng dự kiến. Bản chính: 1
Bản sao: 0

Cơ quan thực hiện

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương

Kết quả thực hiện

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với các thông tin công bố đối với sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ dựa trên thông tin công bố của doanh nghiệp cung cấp để tiến hành các biện pháp quản lý hậu kiểm sau khi sản phẩm được dán nhãn đưa ra thị trường.

 

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Đăng ký dán nhãn năng lượng. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!