Để có thể lựa chọn được loại giao dịch M&A thích hợp, mỗi bên khi chuẩn bị bắt đầu tham gia giao dịch đều cân nhắc rất kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện M&A để từ đó có thể lựa chọn được một loại M&A giúp cho thương vụ đó đạt hiệu quả, và thành công. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn loại giao M&A có rất nhiều, tuy nhiên nhìn chung, có thể kể đến năm yếu tố dưới đây:
- Mục đích thương mại
- Pháp lý
- Thuế
- Chấp nhận của bên thứ ba
- Thời gian
Mục đích thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của các bên, việc thực hiện M&A có ý nghĩa rất lớn về khía cạnh thương mại. Mỗi bên có những mục đích thương mại riêng khi lựa chọn và quyết định tham gia thương vụ M&A. Các mục đích này tùy vào hoàn cảnh và mục tiêu của mỗi bên sẽ được xác định cụ thể. Chẳng hạn, Bên bán mong muốn “Exit” khỏi công ty mục tiêu vì thế sẽ lựa chọn loại giao dịch M&A là mua bán cổ phần, nhưng khi mục đích thương mại của Bên bán là thu lại nguồn vốn và không muốn tiếp tục kinh doanh một dự án, một tài sản nào đó thì bên bán lại lựa chọn bán tài sản. Ngược lại, nếu bên mua muốn nắm quyền điều hành và thâu tóm toàn bộ công ty mục tiêu thì bên mua lại chọn mua cổ phần, nhưng cũng có trường hợp, bên mua chỉ muốn mua một phần tài sản của công ty mục tiêu vì công ty mục tiêu kinh doanh nhiều lĩnh vực mà bên mua chỉ muốn một lĩnh vực nào đó.
Pháp lý
Thứ nhất, điều kiện chủ thể và tiếp cận thị trường khi tham gia M&A. Các quy định về điều kiện chủ thể cũng như điều kiện tiếp cận thị trường trong pháp luật mỗi quốc gia là không giống nhau. Pháp luật của mỗi nước đặt ra những tiêu chí nhất định để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ M&A hay những hạn chế về ngành nghề đầu tư, về vốn, giá trị cổ phần được phép sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần… Ngoài ra, do sự không thống nhất trong quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có thể áp đặt ý chí chủ quan khi xác định tư cách chủ thể tham gia các giao dịch M&A doanh nghiệp, theo đó áp dụng những điều kiện và hạn chế đầu tư tương ứng;
Thứ hai, về vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh. Tập trung kinh tế là hành vi của Doanh nghiệp bao gồm hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh và các hành vi khác. Mỗi quốc gia có đặt ra quy định riêng đối với các Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sở hữu thị phần kết hợp ở một hạn mức nhất định tương ứng với các nghĩa vụ nhất định; đồng thời, cấm hành vi tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các Doanh nghiệp tham gia ở một hạn mức được cho là “đi ngược lại với nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường”;
Thứ ba, việc thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đối với cơ quan có thẩm quyền. Một giao dịch M&A đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật trên nhiều khía cạnh, do đó pháp luật các nước đặc biệt lưu ý các thủ tục về quản lý ngoại hối để kiểm soát việc các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc góp vốn, mua bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp trong công ty nội địa, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, mua ngoại tệ để chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan;
Thứ tư, về pháp luật liên quan đến quản trị hậu M&A cũng chưa được đầy đủ và rõ ràng. Khả năng các bên đạt được hoặc không đạt được sự chấp thuận nhằm giải quyết kết quả của M&A như giấy phép, tài sản, hạn chế sở hữu tài sản cũng như là khả năng quản trị hậu M&A thông qua các văn bản hậu M&A như Thỏa Thuận Cổ Đông, Điều lệ sửa đổi với những sáng tạo điều khoản cổ phần….
Thuế
Ở góc độ Thuế có thể thấy, yếu tố cản trở các bên lựa chọn giao dịch M&A nhìn ở góc độ chi phí thì có lẽ chi phí thuế là điều đáng quan ngại.
Bên chuyển nhượng phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế GTGT hiện hành quy định, doanh nghiệp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì nộp thuế GTGT theo mức thuế suất chung 10%.
Trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán thì các giao dịch này được xếp vào giao dịch tài chính và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại hoặc dịch vụ tài chính, ngân hàng khi chuyển nhượng toàn bộ mảng kinh doanh nào đó (ví dụ ngân hàng chuyển nhượng khối bán lẻ, doanh nghiệp thương mại chuyển nhượng chuỗi cửa hàng), thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT phức tạp hơn.
Theo đó, doanh nghiệp phải xác định tách bạch giá trị của yếu tố vật chất, giá trị của hàng hóa, dịch vụ, bất động sản gắn với mảng kinh doanh được chuyển nhượng để tính đủ thuế GTGT. Phần giá trị về vốn, công nợ, tài sản sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Nếu công ty mục tiêu phát hành cổ phần mới cho bên mua thì toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ sẽ không chịu thuế TNDN.
Chấp nhận của bên thứ ba
Các chấp thuận của bên thứ ba có thể kể đến ở đây như chấp thuận nội bộ trong công ty mục tiêu hay chấp thuận nội bộ trong hệ thống tập đoàn, công ty mẹ, công ty con. Những chấp thuận này chủ yếu đặt ra đối với loại giao dịch M&A mua bán cổ phần. Còn đối với loại giao dịch M&A mua bán tài sản thì đa số chỉ cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thủ tục hành chính liên quan, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Thời gian
Khi xem xét về thời gian nhằm xác định mức độ ưu tiên và sự “chờ đợt” giao dịch hoàn tất đã là một yếu tố quan trọng để các bên cân nhắc lựa chọn loại giao dịch M&A. Nếu thời gian là vấn đề ưu tiên thì hoạt động M&A theo hướng mua cổ phần được xem xét ưu tiên hơn so với mua tài sản. Bởi vì việc mua tài sản đòi hỏi thực hiện nhiều thủ tục khác nhau và có thể dẫn đến tạm dừng hoạt động. Ngược lại, hoạt động mua cổ phần có thể lâu ở giai đoạn thẩm định những về mặt thực tế, thời gian thực hiện thủ tục khá nhanh, linh hoạt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
Luật Hồng Bàng sẽ đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn đầu tiên, với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn như:
- Tư vấn chiến lược trong mua bán doanh nghiệp, cấu trục giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý liên quan đến mua bán doanh nghiệp, quy trình thủ tục thực hiện giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý về vốn
- Tư vấn quy định pháp lý về thuế, nghĩa vụ tài chính khác
- Thẩm định pháp lý sơ bộ đến chi tiết
Tiếp đến, Luật Hồng Bàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mọi thủ tục pháp lý liên quan:
- Rà soát các tài liệu giao dịch, soạn thảo, chuẩn bị hợp đồng và các văn kiện khác phục vụ cho giao dịch
- Hỗ trợ, đề xuất khách hàng trong việc đàm phán hợp đồng và các vấn đề pháp lý khác với khách hàng
- Tư vấn những vấn đề pháp lý sau giao dịch với khách hàng
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình xử lý hồ sơ cho khách hàng
- Nhận kết quả tư cơ quan nhà nước và bàn giao kết quả cho khách hàng
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng.