Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp sản xuất

Mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất  doanh nghiệp thương mại cũng có những điểm khác biệt nhất định. Tùy theo mỗi loại hình sẽ có những chức năng chung và xu hướng vận dụng những khái niệm, phương pháp quản trị riêng. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp thường tham gia kinh doanh vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động thương mại, cung cấp dịch vụ.

1. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng. Việc sản phẩm được đem bán trên thị trường là hình thức chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T. Lĩnh vực này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao để giúp các nhà sản xuất bán được hàng hóa và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn, người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp với sản phẩm nhanh nhất khi có nhu cầu.

Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng… vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

2. Điểm khác biệt trong hai loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tuy có những chức năng, xu hướng vận dụng khái niệm (sản xuất, thương mại) và phương pháp quản trị tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều khác biệt.

3. Quy trình thành lập công ty sản xuất tại Việt Nam

Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng văn phòng, nhà xưởng để tiến hành hoạt động kinh doanh

Thông thường, các nhà đầu tư thường đặt nhà xưởng và văn phòng cùng 1 địa chỉ, cũng có trường hợp văn phòng ở một nơi mà xưởng sản xuất lại ở nơi khác

Như vậy, khi tiến hành tìm kiếm mặt bằng, ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Địa chỉ đó có thành lập được văn phòng công ty hay không? Địa chỉ đó có thành lập được xưởng sản xuất hay không ? Thông thường, kinh nghiệm là phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đó và doanh nghiệp phải liên hệ các đơn vị tư vấn để được nắm trước, tránh trường hợp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc/ thuê lại không được cấp giấy phép.
  • Xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng, xưởng sản xuất và xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê. Thông thường, kinh nghiệm là phải xem toàn bộ xem giấy tờ có hợp pháp và có quyền cho thuê hay không ?
  • Cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê văn phòng, xưởng.

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp

  • Lưu ý: Trong ngành nghề kinh doanh phải đăng ký cụ thể ngành sản xuất

Bước 3: Xin Giấy phép hoạt động đối với sản phẩm sản xuất (giấy phép con) (nếu sản xuất mặt hàng có điều kiện)

  • Đối với một số sản phẩm, pháp luật có quy định về việc phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động trước khi tiến hành việc sản xuất thì doanh nghiệp phải thực hiện. Như vậy, Quý doanh nghiệp phải tham khảo quy định liên quan đến sản phẩm mà mình dự định sản xuất và chỉ được sản xuất sau khi được cấp phép.
  • Ví dụ như sản xuất phân bón thì phải xin giấy phép hoạt động trên Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên Môi Trường
  • Ví dụ như sản xuất quần áo may sẵn thì không cần phải xin giấy phép này.

Bước 4: Xin các loại Giấy phép cần có cho xưởng sản xuất

  • Theo quy định, các xưởng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy. Do đó, bất kỳ xưởng sản xuất sản phẩm gì đi nữa thì ta cũng phải thực hiện các thủ tục để được xác nhận đáp ứng điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy.
  • Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết phải có các giấy phép như đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ….

Trên đây là bài viết chi tiết về Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp sản xuất của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng! 

Công ty Luật Hồng Bàng./.