Thỏa thuận sở bộ được xem là giai đoạn mà các bên bắt đầu “tìm hiểu” lẫn nhau. Bởi vì tại giai đoạn này, các bên sẽ bắt đầu quá trình tiếp xúc, tìm hiểu về nhau, bên bán sẽ để cho bên mua tiếp cận được những thông tin cơ bản về công ty mục tiêu. Và do vậy, ở giai đoạn này, khác nhiều tài liệu sẽ được các bên xem xét ký kết làm cơ sở cho quá trình cung cấp thông tin, tài liệu và thương lượng đàm phán về sau.
Các thỏa thuận sơ bộ có thể kể đến bao gồm
– Biên bản ghi nhớ (“MOU”)
– Cam kết bảo mật thông tin & Độc Quyền, Hạn Chế Cạnh Tranh (NDA)
– Bản điều khoản đầu tyw (“Term Sheet”)
– Thư Bày Tỏ Ý Định (“LOI”)
– Thỏa Thuận Nguyên Tắc
Biên bản ghi nhớ (Memorandum Of Understanding)
Mục đích của MOU
Là văn bản ghi nhận là những nội dung làm việc ban đầu giữa các bên;
Hiệu lực của MOU
MOU theo nguyên tắc “ghi nhận ban đầu” nên sẽ không có tính ràng buộc pháp lý giữa các bên, ngoại trừ một số điều khoản về bảo mật thông tin và hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận chi tiết về hiệu lực, có cấu trúc của một hợp đồng và đủ điều kiện có hiệu lực thì MOU lại có tính pháp lý (khi này MOU không còn là Biên Bản Ghi Nhớ mà có tính chất của một Hợp đồng).
Đặc trưng của MOU
- Thông thường, MOU là bước đầu tiên hướng tới một hợp đồng pháp lý ràng buộc
- Thường có ít các quy định hơn, đơn giản, linh hoạt hơn so với hợp đồng
- Cho phép các bên thiết lập ý định chung. Nó cho phép các mục tiêu của mỗi bên được thể hiện rõ ràng, hình thành lộ trình thương thảo
- Biên bản ghi nhớ giúp các bên dễ dàng rút lui, vì bất kỳ bên nào nhận thấy các mục tiêu không được đáp ứng đều có thể dễ dàng chấm dứt thỏa thuận.
Cam kết bảo mật thông tin (Non-disclosure Agreement)
Mục đích của NDA
Bên Bán sẽ tiết lộ nhiều thông tin và giữa các bên sẽ làm việc, thương thảo nhiều, trong thời gian kéo dài, ngược lại, Bên mua có thể không sẵn sàng cho bên bán tiết lộ công khai việc bên mua đang tham gia giao dịch;
Pháp luật Việt Nam
1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng
của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết
hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho
mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
(Điều 387 BLDS 2015)
Thời điểm ký NDA
Ký càng sớm càng tốt, trước khi bên bán tiết lộ thông tin cho bên mua; nếu vì một lý do nào đó mà bên bán phải cung cấp cho bên mua sớm thì NDA cũng phải có nội dung bảo mật cả các thông tin đó. NDA cũng có thể là một
điều khoản trong Thỏa Thuận sơ Bộ cũng có khi là độc lập.
Nội dung chính của NDA
Các bên tham gia: Bên bán và bên mua và cũng có khi là cả bên tư vấn
Xác định thông tin bảo mật:
(a) các cuộc đàm phán;
(b) thông tin thương mại, kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, pháp lý và các thông tin khác liên quan đến công ty mục
tiêu như quy trình, dữ liệu tài chính, bí mật thương mại, nhân sự/dữ liệu khác cho dù chúng được tiết lộ dưới hình thức miệng/văn bản/điện tử/nhìn thấy/nghe thấy/hình thức khác.
Các nội dung khác như mục 3, 4, 5 và luật điều chỉnh, thông báo, giải quyêt tranh chấp.
Ngoại lệ
- Các thông tin đã được công khai vào hoặc sau thời điểm mà thông tin được tiết lộ mà sự công khai đó không phải là hậu quả của sự vi phạm thỏa thuận;
- Thông tin bên tiếp nhận tự mình có được trước khi bên có thông tin tiết lộ;
- Thông tin mà bên tiếp nhận có được từ bên thứ ba mà bên thứ ba không bị rà buộc
bởi bất kỳ thỏa thuận nghĩa vụ giữ bí mật nào.
Term sheet
Thông thường, các bản điều khoản cơ bản này không có giá trị ràng buộc phải thực hiện mà chỉ nhằm giúp cho các bên, đặc biệt là Luật sư của các bên, có được những định hướng, nội dung cơ bản khi đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán. Trừ các giao dịch đơn giản, nhà đầu tư thiên thần, dự án của startup hoặc các bên tự nguyện thỏa
thuận ràng buộc pháp lý
Nội dung cơ bản
- Thông tin của các bên giao kết;
- Căn cứ xác lập giao dịch hay mục tiêu giao dịch của các bên;
- Cấu trúc của giao dịch M&A, giá mua;
- Cam kết và bảo đảm;
- Thời hạn thực hiện và hoàn tất giao dịch;
- Chống pha loãng giá trị cổ phiếu/phần vốn góp (anti-dilution);
- Quy định về quyền kéo theo quyền chuyển nhượng, ưu đãi nhà đầu tư (thu hồi vốn, Quyền bán cùng (Tag-along right), quyền biểu quyết, hưởng cổ tức, quyền được biết thông tin, giao dịch cần được NĐT chấp thuận/thông báo, vị trí quản lý, điều hành (nếu có)).
Thư bày tỏ ý định (Letter of Intent)
Đây là một loại hình văn bản – Đơn phương, được soạn thảo bởi người ký tên, nhằm mục đích bày tỏ, diễn tả quan điểm của người viết để đề xuất một giao dịch với người nhận thư trong thương vụ sắp xếp lại doanh nghiệp hoặc thanh toán thương mại hoặc M&A.
Nội dung chủ yếu gồm hai phần:
- Phần không ràng buộc: Cấu trúc giao dịch, giá mua, khung pháp lý bồi hoàn (loại trừ trách nhiệm), tiến trình (rà soát, ký HĐMBCP/TS), chấm dứt (thời hạn thực hiện).
- Phần ràng buộc: Bảo mật, độc quyền, chi phí, ý định ràng buộc, chấm dứt, pháp luật điều chỉnh.
Thỏa thuận Nguyên tắc
Đây là những thỏa thuận mang tính ràng buộc giữa các bên, nhưng thể hiện ý chí của các bên đối với việc tham gia giao dịch và tổng hợp các điều khoản cơ bản của giao dịch đó.
Chúng cũng cho phép các bên sớm xác định liệu họ có đạt được sự thỏa thuận cơ bản về các điều khoản chủ chốt hay chưa và đảm bảo rằng không phát sinh vấn đề “phá hỏng giao dịch”, trước khi một trong các bên đã dành ra thời gian và nguồn lực đáng kể.
Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
Luật Hồng Bàng sẽ đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn đầu tiên, với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn như:
- Tư vấn chiến lược trong mua bán doanh nghiệp, cấu trục giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý liên quan đến mua bán doanh nghiệp, quy trình thủ tục thực hiện giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý về vốn
- Tư vấn quy định pháp lý về thuế, nghĩa vụ tài chính khác
- Thẩm định pháp lý sơ bộ đến chi tiết
Tiếp đến, Luật Hồng Bàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mọi thủ tục pháp lý liên quan:
- Rà soát các tài liệu giao dịch, soạn thảo, chuẩn bị hợp đồng và các văn kiện khác phục vụ cho giao dịch
- Hỗ trợ, đề xuất khách hàng trong việc đàm phán hợp đồng và các vấn đề pháp lý khác với khách hàng
- Tư vấn những vấn đề pháp lý sau giao dịch với khách hàng
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình xử lý hồ sơ cho khách hàng
- Nhận kết quả tư cơ quan nhà nước và bàn giao kết quả cho khách hàng
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng.