Hiến pháp Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Thực tế, có những đơn đăng ký bảo hộ cho các đối tượng sở hữu bị trùng hoặc tương tự nhau. Vậy để giải quyết vấn đề đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã đặt ra hai nguyên tắc trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đó là nguyên tác nộp đơn đầu liên và nguyễn tắc ưu tiên.
1. NGUYÊN TẮC NỘP ĐƠN ĐẦU TIÊN
Con người luôn muốn nâng cao hiểu biết về thế giới tự nhiên, khám phá quy luật của thế giới tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Trong quá trình tìm tòi sáng tạo có thể nhiều người, nhiều tổ chức từng quan tâm đến một vấn đề và họ đầu tư trí tuệ cũng như vật chất để tạo ra cùng một sản phẩm và kết quả của sáng tạo tương tự nhau. Do tính chất không thể chiếm hữu của người tạo ra sản phẩm, do đó đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ khi có văn bằng bảo hộ. Vì vậy trong số những người tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật chỉ có thể bảo hộ người đầu tiên đăng ký bảo hộ về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, để bảo vệ những người đã tạo ra đối tượng bằng lao động sáng tạo của mình, pháp luật quy định những người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp. Khác với quyền tác giả, việc tạo ra tác phẩm cũng là kết quả sáng tạo tinh thần nhưng tác phẩm không thể lặp lại, tác phẩm được bảo hộ ngay khi được kế dưới hình thức nhất định, do vậy trong quyền tác giả không có quyền ưu tiên.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng khi có nhiều người khác nhau cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho 1 sáng chế hoặc đăng ký kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu mà sự thể hiện của chúng được đánh giá trùng hoặc tương tư đến mức gây nhầm lẫn được dùng cho các hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn nào đáp ứng được các điều kiện: Phải là đơn hợp lệ, có người ưu tiên hoặc ngành nộp đơn sớm nhất trong số tất cả các đơn đó. Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là người nộp đơn quốc tế đối với đổi theo điều ước quốc tế.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký đáp ứng tất cả các yêu cầu trên thì những người nộp đơn phải có thỏa thuận với nhau để chọn ra một người được nhận văn bằng bảo hộ. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được cấp cho một chủ đề duy nhất nếu họ không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, cơ quan Nhà nước không thể cấp chung của văn bằng bảo hộ cho tất các các đơn coi như họ là đồng tác giả đối với văn bằng được bởi họ không thực sự cùng tạo ra hai đầu tư để tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp đó đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác
2. NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN KHI XÉT ĐƠN YÊU CẦU BẢO HỘ
Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi có ít nhất hai đơn cùng đăng ký để bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu. Nguyên tắc ưu tiên đã được ghi nhận tại Điều 4 công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và quy định tại Điều 91 Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Theo đó, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu được quyền lực điều kiện sau:
+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân nước thành viên của công ước Paris hoặc cư trú có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của công ước đó.
+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của công ước Paris ở đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
+ Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 6 tháng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp; 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng sáng chế. Thời hạn ưu tiên bắt đầu kể từ ngày nộp đơn đầu tiên ngày nộp đơn đầu tiên đó không tính trong thời hạn ưu tiên. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn ưu tiên là ngày lễ chính thức hoặc ngày cơ quan sở hữu công nghiệp không nhận đơn tại nước có yêu cầu bảo hộ, thời hạn ưu tiên sẽ được kéo dài từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo đó;
+ Trong đơn đăng ký người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nào tại nước ngoài, trong đó có các xác nhận của cơ quan nhận đơn đầu tiên
Nộp đủ lệ phí yêu cầu hộ quyền ưu tiên.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nêu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG