Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Trong một số trường hợp, Pháp luật hạn chế chuyển nhượng sở hữu công nghiệp.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
2. Quy định về quyền sở hữu công nghiệp
Hiểu theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình.
Hiểu theo nghĩa chủ quan quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng; chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Theo Điều 138 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019, Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
4. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Các trường hợp pháp luật hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm dưới đây:
- Thứ nhất, chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi được bảo hộ. Bởi lẽ, không phải trong mọi trường hợp chủ sở hữu đều có quyền với quyền sở hữu công nghiệp.
- Thứ hai, quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Bởi vì đây là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực cụ thể.
- Thứ ba, quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc. Chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Chủ sở hữu không thể tự ý chuyển tên thương mại cho tổ chức khác.
- Thứ tư, chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc. Đây là các trường hợp sản phẩm và nhãn hiệu có tên loại gây nhầm lẫn.
- Thứ năm, quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng. Cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Đặc biệt là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!