Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
I. Chính sách tiền tệ quốc gia
1. Khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ trong tiếng Anh còn được gọi là monetary policy. Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.
2. Vai trò của chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý, hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiệp hay gián tiếp thông qua thị trường mở, quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
II. Các biện pháp thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện thông qua 5 công cụ, bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
1. Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là 1 trong các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Theo điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây: (i) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; (ii) Chiết khấu giấy tờ có giá; (iii) Các hình thức tái cấp vốn khác.”
Ngân hàng Trung Ương cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng dưới hình thức: cho vay đối với các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn, cho vay theo chỉ định, cho vay ưu đãi thực hiện các dự án, chương trình phát triển của Chính phủ trong đó tái cấp vốn là hình thức chủ yếu. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung Ương đối với các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng.
Khi cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng, một mặt Ngân hàng Trung Ương đã tăng lựợng tiền cung ứng vì các khoản tín dụng của Ngân hàng Trung Ương gắn trực tiếp với việc phát hành tiển; mặt khác đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, tái cấp vốn vừa đựợc sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ vừa đựợc sử dụng để thực hiện chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của Ngân hàng Trung Ương.
Với công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung Ương sẽ thực hiện điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất tái cấp vốn phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền trong lưu thông. Khi thấy cần tăng thêm tiền cho 1ưu thông, Ngân hàng Trung ưong sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống, khi đó sẽ khuyến khích các tổ chức tín dụng đến Ngân hàng Trung Ương vay để mở rộng tín dụng vì lúc này giá cả tín dụng giảm. Ngược lại lại, khi thấy lượng tiền trong lưu thông thừa và cần giảm bớt, Ngân hàng Trung Ương sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn, khi đó các tổ chức tín dụng sẽ bất lợi khi vay của Ngân hàng Trung Ương để mở rộng tín dụng do giá cả tín dụng tăng nên liền được đưa vào lưu thông qua kênh tín dụng sẽ giảm xuống. Sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn đựợc coi như dấu hiệu định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương. Khi lãi suất biến động tăng lên là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc giảm xuống là dấu hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng.
Không chỉ tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, Ngân hàng Trung Ương còn tác động tới lượng tín dụng cung ứng của các tổ chức tín dụng thông qua hạn mức tái cấp vốn. Khi Ngân hàng Trung Ương quyết định tăng tổng hạn mức tái cấp vốn, các tổ chức tín dụng có thể đựợc vay ở Ngân hàng Trung Ương nhiều hơn nên sẽ làm tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương quyết định giảm hạn mức tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng thì khả năng vay ở Ngân hàng Trung Ương của họ sẽ giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.
Như vậy, sử dụng công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung Ương sẽ thực hiện điều tiết lựợng tiền cung ứng nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, công cụ tái cấp vốn còn đựợc sử dụng khi Ngân hàng Trung Ương thực hiện chức năng “ngân hàng của các ngân hàng”.
Đứng về phương tiện nghề nghiệp ngân hàng, Ngân hàng Trung Ương là “ngân hàng của các ngân hàng”. Với vai trò này, có thể nói Ngân hàng Trung Ương là người “ơn” là vị cứu tinh của ngân hàng trung gian, nhất là ngân hàng thương mại. Nếu trong một nước không có Ngân hàng Trung Ương, nghề làm ngân hàng sẽ rất nguy hiểm, vì dễ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả mà sau 1ưng ngân hàng không có chỗ dựa, không có người cho vay sau cùng là Ngân hàng Trung Ương với khả năng vô biên,
Đối với các tổ chức tín dụng, lẽ sống còn của họ là nhận tiền gửi và cho Vay phần lớn tiền gửi đó. Nhung không có tổ chức tín dụng nào dám bảo đảm rằng trong quá trình hoạt động của mình không thể có những lúc thiếu tiền mặt. Không phải lúc nào hoạt động ngân hàng cũng đều thuận lợi. Những đợt rút tiền Ổ ạt của người gửi tiền vì nhiều lý do nhu lãi suất thấp; lạm phát cao, vì có hình thức đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn; hoặc vì không tin tưởng vào hoạt động của tổ chức tín dụng mà mình gửi tiền… dễ lan tràn và dễ làm cho các tổ chức tín dụng khó tránh khỏi tình trạng thiếu khả năng chi trả. Trong những trường hợp đó, khi các tổ chức tín dụng không còn chỗ vay tiền nào khác, không thu hồi vốn cho vay về kịp thì phải tìm đến sự giúp đỡ của Ngân hàng
Trung Ương để vay tiền như “cứu cánh cho vay cuối cùng (lender of last resort)
Như vậy, vai trò người cho vay cuối cùng” của Ngân hàng Trung Ương ra đời trên cơ sở chức năng tái cấp vốn của nó. Khái niệm này được sử dụng lần đầu tiên ở Ngân hàng Anh với ý nghĩa: Ngân hàng Trung Ương có trách nhiệm cung Ứng vốn nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ của các tổ chức tín dụng. Nhưng không có nghĩa là Ngân hàng Trung Ương có trách nhiệm duy trì sự tồn tại của tất cả các tổ chức tín dụng mà vai trò ng-ời cho vay cuối cùng chỉ thực hiện khi sự đổ vỡ của tổ chức tín dụng đó có ảnh hởng đến sự tồn tại và an toàn của cả hệ thống ngân hàng.
2. Lãi suất
– Khái niệm công cụ lãi suất của thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động đến lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất trần, lãi suất sàn hoặc lãi suất cơ bản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi. Căn cứ vào quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.
– Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách lãi suất.
- Dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát
- Về phương diện lý thuyết, lãi suất danh nghĩa và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều, khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để đảm bảo mức lãi suất thực được chấp nhận bởi các chủ thể trong nền kinh tế.
- Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được hình thành dựa trên sự ảnh hưởng của lãi suất lên tổng cầu, và đó cũng là điểm mẫu chốt để sử dụng lãi suất trong việc quản lý kinh tế. Trong tổng cầu, có hai yếu tố sẽ chịu tác động trực tiếp của việc thay đổi lãi suất là tiêu dùng và đầy đủ. Lãi suất tăng dẫn tới tiêu dùng giảm ( do giá cả của việc vay mượn cho tiêu dùng đắt hơn ). Đối với đầu tư, chi phí vay mượn làm tăng khả năng sinh lời của các khoản đầu tư trở nên thấp hơn. Vì thế, việc tăng lãi suất cũng làm giảm mức độ đầu tư.
- Chính vì mối quan hệ trên nên lãi suất đã trở thành công cụ được lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu.
Ưu điểm khi áp dụng công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ
– Lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất tái chiết khấu:
+ Áp dụng khi Ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thương phiếu, vai trò như mức lãi suất “sàn” trên thị trường.
+ Tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Ngân hàng trung ương các quốc gia.
– Lãi suất tái cấp vốn: Có thể áp dụng với nhiều loại giấy tờ có giá hơn ( thường cao hơn lãi suất chiết khấu ), có tác dụng chống lạm phát, ổn định tỷ giá.
– Lãi suất cơ bản: Vai trò như một “tuần” lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Bảo vệ người đi vay trong trường hợp lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng cao.
– Lãi suất cố định:
+ Dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong suốt thời gian vay, từ đó tạo thuận lợi trong việc hoạch định tài chính cũng như cân đối nguồn cho chính khách hàng.
+ Không bị tác động của lãi suất thị trường. Trường hợp lãi suất thị trường thay đổi tăng so với thời điểm vay thì khách hàng sẽ có lợi nhiều hơn vì số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng vẫn theo lãi suất cũ ( lãi suất cố định ), thấp hơn so với lãi suất thị trường hiện tại.
– Lãi suất thả nổi: Áp dụng lãi suất thả nổi sẽ phù hợp hơn trong điều kiện nề kinh tế thị trường có nhiều biến động. Trong trường hợp lãi suất thị trường biến động giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng trong ký điều chỉnh sẽ thấp hơn.
– Nhược điểm khi áp dụng công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ
– Lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất tái chiết khấu: tăng cao sẽ hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
– Lãi suất trên thị trường mở ( OMO ): Mức chiết khấu quá cao dẫn đến hạn chế độ hấp dẫn và khả năng của các tổ chức tín dụng với việc mua bán các giấy tờ có giá.
– Lãi suất cố định: Trong trường hợp lãi suất biến động giảm so với thời điểm khách hàng vay vốn thì khách hàng vẫn phải thanh toán lãi ngân hàng theo lãi suất cũ ( lãi suất cố định trong hợp đồng ) cao hơn lãi suất hiện tại của thị trường.
– Lãi suất thả nổi: Khách hàng chỉ có thể dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên, bắt đầu từ kì thứ hai trở đi lãi suất thay đổi theo thị trường. Vì vậy, khách hàng sẽ khó khăn trong việc chủ động về mặt tài chính. Trường hợp lãi suất thị trường bến động tăng so với lãi suất thời điểm vay vốn thì số tiền lãi khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn ).
3. Tỷ giá hối đoái
– Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Căn cứ Khoản 5, Điều 6, Luật Ngân Hàng nhà nước Việt Nam: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Tỷ giá này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định. Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
– Phân loại tỷ giá hối đoái.
+ Căn cứ vào giá trị tỷ giá.
Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia thành 2 loại:
– Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
– Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
+ Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối.
Dựa vào khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể chia làm 2 loại:
– Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.
– Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
+ Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối.
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, Tỷ giá hối đoái được chia làm 4 loại:
– Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá được công bố vào ngày đầu của ngày giao dịch.
– Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá đợc công bố vào cuối ngày của ngày giao dịch.
– Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
– Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
Căn cứ theo nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối. Tỷ giá có 2 loại:
– Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
– Tỷ giá bán: Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
Căn cứ vào đối tượng xác định. Tỷ giá hối đoái được chia thành 2 loại:
– Tỷ giá chính thức: Tỷ giá này do ngân hàng trung ương của một nước xác định. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi theo mức tỷ giá này.
– Tỷ giá thị trường: Đây là tỷ giá được xác định theo cung cầu trên thị trường ngoại hối.
– Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái..
- Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác.
- Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn.
- Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau.
Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu. - Đó là biện pháp phá giá đồng tiền. Điển hình là nước Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ (đặc biệt là xe hơi). Việc làm này đã gây thiệt hại cho Nhật, làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nhật.
Phá giá đồng tiền là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ.
– Tác động của tỷ giá đến các quan hệ kinh tế quốc tế
+ Tác động đến thương mại quốc tế.
– Khi tỷ giá hối đoái tăng theo nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu.
– Khi tỷ giá giảm có tác động hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
+ Tác động đến hoạt động đầu tư.
Khi TGHĐ tăng lên sẽ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước , vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển vốn bằng đồng nội tệ ra nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ tăng giá. Các khoản vốn đầu tư này nếu được tái đầu tư hoặc để mua hàng hóa trong nước thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Và ngược lại.
4. Dự trữ bắt buộc
– Khái niệm dự trữ bắt buộc quốc gia:
Căn cứ theo Điều 14 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, khái niệm Dự trữ bắt buộc quốc gia còn được ghi nhận tại Điều 4 Thông tư 30/2019/TT-NHNN như sau: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theo quy định tại Điều 5, duy trì theo quy định tại Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối tượng áp dụng:
Các đối tượng áp dụng và các đối tượng không phải nộp dữ trữ bắt buộc được quy định tại Điều 2 cũng như Điều 3 của Thông tư 30/2019/TT-NHNN bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, ngoại trừ các đối tượng sau: (1 Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, (2)Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động, (3) Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Công thức tính dự trữ bắt buộc như sau:
DTBB = (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)
Trong đó:
DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng;
Tỷ lệ DTBBi: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
5. Nghiệp vụ thị trường mở
– Khái niệm Nghiệp vụ thị trường mở
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở như sau :“Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên.”
– Điều kiện đối với thành viên nghiệp vụ thị trường mở:
Theo điều 5 TT 42/2015/TT-NHNN. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
– Có tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.
– Được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.
Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
– Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch phải có đủ các Điều kiện sau đây:
+ Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
+ Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên
+ Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
+ Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
– Danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá với giá thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Các phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở: Gồm giao dịch mua có kỳ hạn; giao dịch bán có kỳ hạn; giao dịch mua hẳn; giao dịch bán hẳn
– Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:
+ Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
+ Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
+ Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
+ Thành viên nộp đơn dự thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
+ Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
+ Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
+ Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
+ Xử lý các vấn đề khác.
– Nội dung cụ thể của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Các hoạt động của NHTW trên thị trường mở sẽ gây ra những tác động gián tiếp tới lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường theo các cơ chế sau:
- Thứ nhất, khi NHTW mua (hoặc bán) các chứng khoán, nó sẽ làm tăng (hoặc giảm) ngay lập tức dự trữ của các ngân hàng trung gian (dù người bán là các ngân hàng trung gian hay khách hàng của các ngân hàng này)69. Khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng vì thế bị ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng (hoặc giảm) lượng tiền cung ứng.
- Thứ hai, khi vốn khả dụng của từng ngân hàng tăng (hoặc giảm) do tác động của nghiệp vụ thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên (hoặc giảm xuống). Trong điều kiện các yếu tố liên quan không thay đổi, lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên). Theo đó, các mức lãi suất khác trên thị trường tài chính nói chung cũng tăng lên.
- Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung cầu và do đó đến giá cả các chứng khoán mà NHTW sử dụng trong nghiệp vụ này. Những thay đổi về giá cả này sẽ tạo ra những thay đổi về mức sinh lời của các chứng khoán (lãi suất của chúng sẽ bị tăng lên hoặc giảm xuống), từ đó ảnh hưởng tới lãi suất thị trường. Chẳng hạn, khi NHTW bán chứng khoán làm cung chứng khoán tăng, giá cả của các chứng khoán giảm xuống làm mức sinh lời (hay lãi suất) của chúng tăng lên. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi để hạn chế tình trạng “phi trung gian hoá”70. Đồng thời, lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng bị kích thích tăng tương ứng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!