Biện pháp bảo đảm đầu tư

Khi tiến hành hoạt động đầu tư, nhà đầu tư mong muốn có được những cam kết từ phía Nhà nước nhằm bảo đảm sự an toàn về mặt pháp lý đối với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư. Các cam kết này được coi là các biện pháp bảo đảm đối với nhà đầu tư. Vậy biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu như thế nào?

Hoạt động đầu tư kinh doanh có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau từ góc độ kinh tế, góc độ tài chính đến góc độ pháp lý. Tuy nhiên, ở góc độ nào thì hoạt động đầu tư cũng được xác định bằng một số dấu hiệu như sau:

– Có sự bỏ vốn;

– Có sự tham gia của các chủ thể trong xã hội được gọi chung là nhà đầu tư;

– Nhằm đạt được lợi ích nhất định;

– Với các hình thức đầu tư phong phú.

Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh luôn bắt đầu bằng sự bỏ vốn của nhà đầu tư trong một lĩnh vực kinh doanh và trên một lãnh thổ nhất định. Do đó, đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư thì đây thực sự là một lợi ích to lớn đối với nền kinh tế. Bởi lẽ, thông qua hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, Nhà nước sẽ thu nhận được một lượng tài sản khổng lồ, góp phần bảo đảm phần nào vấn đề việc làm cho người dân. Đồng thời, việc nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư trong lĩnh vực nhà nước đang tiến hành xã hội hóa cũng tạo cơ hội giải quyết các vấn đề về môi trường, xã hội. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận đầu tư cũng gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư trong nước khi tạo ra một sân chơi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cái khác, kết quả đầu tư không chỉ vì lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Vì vậy, không chỉ các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có chung một mong muốn tạo lập được một môi trường đầu tư có khả năng thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Nhưng đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực và địa bàn nhất định, bên cạnh lợi ích có thể đạt được như sự tăng thêm về giá trị thặng dư, các tài sản trí tuệ hai nguồn lực cho xã hội thì họ cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bởi lẽ, khi quyết định tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh đòi hỏi Nhà đầu tư phải thực hiện “bỏ vốn” nghĩa là nhà đầu tư phải bỏ ra một lượng tài sản của mình cho công đoạn của quá trình kinh doanh trong một môi trường đầu tư nhất định. Trong khi đó, môi trường đầu tư của một quốc gia được cấu thành từ rất nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan không thể lường trước và kiểm soát. Vậy những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu như đổ vỡ trong kinh doanh thiệt hại về tài sản là điều khó tránh khỏi. Do đó, tâm lý chung của các nhà đầu tư là mong muốn có thể lựa chọn một môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa được lợi nhuận.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đó có Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư từ đó tăng tình hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư. Để làm được điều này, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều phải tính đến những giải pháp cải thiện các yếu tố tổng hợp nên môi trường đầu tư. Trong các yếu tố tổng hợp nên môi trường đầu tư bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan thì những yếu tố chủ quan là những yếu tố có thể tác động và khả năng cải thiện được có những yếu tố khách quan là những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát và tác động của con người do đó việc cải tạo lại rất khó và đòi hỏi rất nhiều thời. Trong đó, pháp luật do quốc gia tiếp nhận đầu tư ban hành là một trong những yếu tố chủ quan mà các Quốc gia thường thực hiện việc cải tạo đầu tiên vì so với các yếu tố chủ quan khác, nó có khả năng cải thiện một cách nhanh chóng và có vẻ thuận lợi hơn. Mặc dù pháp luật không phải yếu tố phố duy nhất tạo lập nên môi trường đầu tư nhưng không thể phủ nhận được rằng những quy định của pháp luật đầu tư của một quốc gia đóng góp không nhỏ trong việc tạo nên môi trường đầu tư cũng như quyết định khả năng thu hút, hấp dẫn đầu tư của môi trường đó. Do đó, các quốc gia tiếp nhận đầu tư bao gồm cả Việt Nam luôn nỗ lực thống nhất và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư của mình.

Trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý đầu tư của một quốc gia theo hướng tạo ra một sân chơi an toàn, bình đẳng và hiệu quả cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các quy định về bảo đảm đầu tư đã thể hiện rõ ràng và cụ thể hiện ý chí của các quốc gia tiếp nhận đầu tư đối với nhà đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư được ghi nhận trong pháp luật của các quốc gia được hiểu là các biện pháp nhằm bảo vệ cho các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh bằng một sự cam kết bảo đảm từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư. Tất nhiên, không nên hiểu máy móc những cam, bảo đảm thực hiện nhà nước bằng các quy định của pháp luật này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể phòng tránh, ngăn chặn và giảm thiểu tất cả những rủi ro, đổ vỡ trong quá trình đầu tư kinh doanh một cách tuyệt đối. Bởi lẽ, có những rủi ro dẫn đến kết quả đầu tư không muốn đến từ chính khả năng đánh giá, nắm bắt thời cơ cũng như năng lực quản lý trong kinh doanh của nhà đầu tư. Vì vậy, những “hứa hẹn” hay cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư dưới dạng các quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư chỉ có thể giúp cho nhà đầu tư từ phương diện thừa nhận việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ Bằng cơ chế của nhà nước.

Đồng thời bản thân nhà nước tiếp nhận đầu tư cũng sẽ cam kết không sử dụng quyền lực nhà nước dưới dạng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đối với một quốc gia nhận định để xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài – chủ thể chịu sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của quốc gia tiếp nhận đầu tư khi thực hiện hành vi “đem chuông đi đánh xứ người”.

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước bên cạnh việc sử dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định trong pháp luật đầu tư Việt Nam cũng có thể sử dụng đồng thời các biện pháp ngăn ngừa, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro của riêng mình (ví dụ như biện pháp chuyển rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm). Những biện pháp bảo đảm đầu tư mang tính cá nhân và mang tính nhà nước trên đây không mâu thuẫn và không triệt tiêu nhau, chúng bổ sung cho nhau và là những công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư có thể sử dụng như một “tấm lá chắn” có chức năng bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ bị xâm hại trong quá trình tiến hành hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của mình.

Từ đó, có thể khẳng định các biện pháp bảo đảm đầu tư là một trong những nội dung quan trọng và không thể thiếu được ghi nhận trong hệ thống pháp luật đầu tư của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng với các quy định về những biện pháp khuyến khích đầu tư, các quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư trở thành công cụ pháp luật của nhà nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình nỗ lực cải thiện, nâng cao khả năng thu hút của môi trường đầu tư. Các biện pháp này một mặt tạo nên sự an tâm cho nhà đầu tư khi có được những cam kết từ phía nhà nước sở tại về trách nhiệm của họ trong việc tạo lập một môi trường đầu tư an toàn. Mặt khác các biện pháp này tạo ra một cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư khi họ có những ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG