Trong môi trường kinh doanh đa dạng ngày nay, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước là vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư và các bên liên quan. Doanh nghiệp tư nhân là những tổ chức kinh doanh do cá nhân hoặc nhóm cá nhân sở hữu và quản lý, hoạt động với mục tiêu chính là lợi nhuận. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước được thành lập và quản lý bởi chính phủ, với mục tiêu không chỉ là lợi nhuận mà còn bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chính trị.
Luật Hồng Bàng với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng hiểu rõ và phân biệt các loại hình doanh nghiệp, giúp đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Quý khách hàng hãy tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi để nhận được sự tư vấn chính xác và chuyên nghiệp nhất.
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
“Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
– Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
– Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có những điểm khác nhau cụ thể như sau:
Tiêu chí | Doanh nghiệp Nhà nước | Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ sở hữu | – Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
– Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Hình thức tồn tại | – Công ty cổ phần;
– Công ty TNHH 1 thành viên; – Công ty TNHH 2 thành viên. |
– Công ty cổ phần;
– Công ty TNHH 1 thành viên; – Công ty TNHH 2 thành viên; – Công ty hợp danh; – Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020). |
Quy mô | Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế. | Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. |
Ngành nghề hoạt động | Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:
– Hệ thống truyền tải điện quốc gia; – Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; – In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; – Xổ số kiến thiết; |
– Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước. |
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!