Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
  • Thông tư số 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kin thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BTC)

Yêu cầu, điều kiện

Điều kiện về tổ chức

+ Văn phòng Thừa phát lại do 01 thừa phát lại thành lập: tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

+ Văn phòng Thừa phát lại do 02 thừa phát lại trở lên thành lập: tổ chức theo mô hình công ty hợp danh

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại được bổ nhiệm. Điều kiện để được bổ nhiệm như sau:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Điều kiện về tên Văn phòng Thừa phát lại

  • Bao gồm 2 thành phần: cụm từ “văn phòng thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau;
  • Tên riêng phải tuân thủ theo quy định pháp luật:

+ Không trùng/gây nhầm lẫn với tên văn phòng thừa phát lại khác ở phạm vi toàn quốc;

+ Không vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc.

Điều kiện về con dấu

  • Phải có con dấu riêng và con dấu này không có hình quốc huy;
  • Chỉ thực hiện khắc và sử dụng con dấu sau khi văn phòng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Điều kiện khác

  • Văn phòng thừa phát lại phải có trụ sở, tài khoản riêng;
  • Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, thực hiện chế độ tài chính theo quy định của loại hình thành lập tương ứng.
  • Mở cơ sở, địa điểm giao dịch, văn phòng đại diện hay chi nhánh ngoài trụ sở của văn phòng;
  • Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ không thuộc phạm vi hoạt động của thừa phát lại.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại

  • Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

  • Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
  • Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại (bản sao công chứng hoặc bản chụp kèm bản chính);
  • Giấy tờ chứng minh:

+ Trưởng Văn phòng Thừa phát lại đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại;

+ Thư ký nghiệp vụ đạt yêu cầu theo quy định pháp luật (nếu Văn phòng Thừa phát lại có thư ký nghiệp vụ);

+ Có trụ sở chính, tài khoản riêng và con dấu phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự
  • Người có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại: Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Sau khi được bổ nhiệm Thừa phát lại, căn cứ vào Thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Sở Tư pháp
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại: Ủy ban nhân dân tỉnh

Bước 3: Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

Sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại và nhận được Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại, trong thời hạn 30 ngày phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký hoạt động để Văn phòng có thể chính thức đi vào hoạt động một cách hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emailhongbanglawfirm@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.