Cơ sở pháp lý
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm QCVN 12-2:2011/BYT
- Tiêu chuẩn ISO 17021-1:2015
- Tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022
- Tiêu chuẩn HACCP
- Tiêu chuẩn ISO 17065:2013
Hình thức đóng gói
Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm QCVN 12-2:2011/BYT, trong đó có nêu:
- Yêu cầu chung đối với bao bì, dụng cụ nhựa
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Phenol, Melamin và Ure
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Formaldehyd
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyl Clorid (PVC)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen và Polypropylen (PE và PP)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polystyren (PS)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyliden Clorid (PVDC)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen terephthalat (PET)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polymethyl Metacrylat (PMMA)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Nylon (PA)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polymethyl Penten (PMP)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polycarbonat (PC)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polylactic Acid (PLA)
- Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyvinyl Alcol (PVA)
- Phương pháp thử đối với vật liệu và phương pháp thử thôi nhiễm
Nội dung bao bì sản phẩm
Không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Việc sử dụng dấu chứng nhận và các thông tin chứng nhận trên bao bì sản phẩm được chia thành ba nhóm
- Nhóm 1: gồm các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001. Nhóm này việc quản lý dấu chứng nhận và các thông tin chứng nhận theo quy định của điều khoản 8.3 tiêu chuẩn ISO 17021-1:2015
Điều 8.3 Tiêu chuẩn ISO 17021-1:2015 quy định: Không được sử dụng dấu chứng nhận, dấu của tổ chức ISO (hoặc các dấu cải biên từ dấu của tổ chức ISO) trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm hay bất kỳ cách nào khác có thể được hiểu theo nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm.
Trong trường hợp công ty muốn ghi trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ nội dung là hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO… được chứng nhận bởi tổ chức …
- Nhóm 2: Tiêu chuẩn ISO 22000. Nhóm này tuân thủ điều khoản 8 của tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022.
Điều 8 ISO 22003-1:2022 quy định:
“8.3. Tổ chức chứng nhận không cho phép sử dụng dấu chứng nhận FSMS trên sản phẩm cũng như bao bì sản phẩm, trong nội dung của tài liệu này, bao bì sản xuất được đề cập trong ISO/IEC 17021-1:2015, 8.3, phải bao gồm tất cả bao bì sản phẩm, cả bao bì chính (chứa sản phẩm) và bất kỳ bao bì thứ cấp nào bên ngoài.
8.4. Tổ chức chứng nhận không được cho phép sử dụng bất kỳ tuyên bố nào trên bao bì sản phẩm rằng khách hàng có FSMS được chứng nhận. Điều này bao gồm tất cả các bao bì sản phẩm, cả bao bì chính (chứa sản phẩm) và bất kỳ bao bì bên ngoài hoặc thứ cấp nào.”
Như vậy, đối với nhóm này không cho phép sử dụng dấu chứng nhận cũng như ghi chép bất kỳ tuyên bố nào trên bao bì và sản phẩm liên quan đến FSMS được chứng nhận.
- Nhóm 3: Tiêu chuẩn HACCP và các tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm theo điều khoản 7.9 tiêu chuẩn ISO 17065:2013.
Tiêu chuẩn ISO 22003-2:2022 viện dẫn đến điều khoản 7.9 tiêu chuẩn ISO 17065:2013 yêu cầu như sau:
“7.9.3. Khi việc sử dụng liên tục dấu chứng nhận được cho phép gắn trên sản phẩm (hoặc bao bì sản phẩm, hay thông tin kèm theo sản phẩm) (đối với quá trình hoặc dịch vụ, xem 7.9.4) của một loại sản phẩm đã được chứng nhận, thì phải thiết lập việc giám sát bao gồm giám sát định kỳ sản phẩm được mang dấu để đảm bảo hiệu lực liên tục của việc đáp ứng các yêu cầu đối với sản phẩm.
7.9.4. Khi việc sử dụng liên tục dấu chứng nhận được cho phép đối với quá trình hoặc dịch vụ, thì phải thiết lập việc giám sát bao gồm hoạt động giám sát định kỳ để đảm bảo hiệu lực liên tục của việc chứng tỏ sự thỏa mãn các yêu cầu với quá trình hoặc dịch vụ.”
Như vậy, Chứng nhận cho tiêu chuẩn HACCP và các tiêu chuẩn sản phẩm thì được sử dụng dấu chứng nhận trên sản phẩm, tuy nhiên việc sử dụng này phải tuân thủ quy định sử dụng dấu chứng nhận của tổ chức chứng nhận ban hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Quy định pháp luật về hình thức đóng gói, nội dung bao bì sản phẩm. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: hongbanglawfirm@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.