Mục đích của mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp là đều hướng tới việc việc giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó, hoạt động mua bán và sáp nhật không đơn thuần chỉ là góp vốn hay sở hữu cổ phần doanh nghiệp như hoạt động đầu tư thường thấy. Và do đó, để đạt được mục đích của mình khi tham gia thương vụ M&A, các bên phải cân nhắc để lựa chọn loại giao dịch M&A nào là phù hợp với mục đích của mình.
Phân loại giao dịch M&A
Hiện nay có loại giao dịch M&A phổ biến và được các chủ thể cân nhắc lựa chọn để tham gia là mua cổ phần hoặc mua tài sản. Việc bên mua đưa ra quyết định sẽ mua lại tài sản hoặc cổ phần (hay những cổ quyền khác) của công ty mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của giao dịch và cấu trúc của giao dịch M&A.
Giao dịch mua bán tài sản
Giao dịch mua bán tài sản là việc mua và bán tài sản của công ty mục tiêu. Giao dịch được thực hiện giữa công ty mục tiêu và bên mua tài sản của công ty. Các tài sản được mua thường bao gồm tất cả hoặc gần như tất cả các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đôi khi, tài sản được giao dịch chỉ nằm trong phạm vi những tài sản được sử dụng cho một bộ phận hoặc một số lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đối tượng của giao dịch mua bán tài sản có thể là nhà máy, tòa nhà, thiết bị, máy móc, hàng tồn kho, giấy phép, hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ của công ty. Sau khi bán tài sản, bên bán vẫn nắm quyền sở hữu công ty.
Giao dịch mua bán cổ phần hay phần vốn góp
Giao dịch mua bán cổ phần hay phần vốn góp là việc chuyển nhượng cổ quyền trong công ty mục tiêu từ bên nắm cổ phần sang bên mua. Giao dịch này nhằm thâu tóm công ty mục tiêu, chứ không phải mua lại hệ thống kinh doanh của công ty. Bên mua mua cổ phần của công ty thay vì chỉ mua tài sản thì thâu tóm quyền sở hữu công ty. Đây là giao dịch giữa bên mua cổ phần và cổ đông (người nắm giữ cổ phần) của công ty hoặc là giao dịch mua cổ phần được chào bán riêng lẻ giữa bên mua cổ phần và công ty mục tiêu. Tất cả tài sản của công ty vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. Chỉ có cấu trúc sở hữu công ty là thay đổi.
So sánh các loại hình giao dịch M&A
Mua cổ phần (share acquisition) | Mua tài sản (business acquisition) |
Mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong công ty đã thành lập, đang tồn tại; |
Người mua sở hữu tài sản mà bên bán đem ra bán; |
Cổ phần được bán là cổ phần từ cổ đông hiện hữu hoặc do công ty phát hành mới. |
Tài sản: phục vụ cho hoạt động kinh doanh cụ thể, không mang tính riêng lẻ; |
Sở hữu gián tiếp tài sản Công Ty Mục Tiêu |
Bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản |
Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp
Luật Hồng Bàng sẽ đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn đầu tiên, với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn như:
- Tư vấn chiến lược trong mua bán doanh nghiệp, cấu trục giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý liên quan đến mua bán doanh nghiệp, quy trình thủ tục thực hiện giao dịch
- Tư vấn quy định pháp lý về vốn
- Tư vấn quy định pháp lý về thuế, nghĩa vụ tài chính khác
- Thẩm định pháp lý sơ bộ đến chi tiết
Tiếp đến, Luật Hồng Bàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mọi thủ tục pháp lý liên quan:
- Rà soát các tài liệu giao dịch, soạn thảo, chuẩn bị hợp đồng và các văn kiện khác phục vụ cho giao dịch
- Hỗ trợ, đề xuất khách hàng trong việc đàm phán hợp đồng và các vấn đề pháp lý khác với khách hàng
- Tư vấn những vấn đề pháp lý sau giao dịch với khách hàng
- Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình xử lý hồ sơ cho khách hàng
- Nhận kết quả tư cơ quan nhà nước và bàn giao kết quả cho khách hàng
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng.