Thủ tục Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu

Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là một quá trình đánh giá và kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. Đối với các cơ sở xuất khẩu thủy sản, thủ tục thẩm định này càng trở nên quan trọng hơn để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩu. Công ty Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp thông tin cho quý khách hàng về Thủ tục Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

– Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

– Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

– Thông tư 44/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 sửa đổi Thông tư 285/2016/TT-BTC quy định về lệ phí trong công tác thú y

– Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/11/201 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 48/2013/TT-BBNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư 02/2017/ TT-BBNNPTNT ngày 13/02/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 48/2013/TT-BBNNPTNT

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp chứng thư bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho Cơ quan thẩm định.

Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không muộn quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định tại cơ sở.

Bước 5: Trong thời gian không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:

a) Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bổ sung Danh sách xuất khẩu:

– Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013; bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng; cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VIA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. – Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).

b) Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm (cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu, bổ sung thị trường xuất khẩu, sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP):

– Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin;

– Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có). Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thẩm định để tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ lần tiếp theo.

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 16 Ngày làm việc Phí : 350.000 Đồng (Phi thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP)
Phí : 2.000.000 Đồng (Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm thuỷ sản do Cơ quan kiểm tra Trung ương thực hiện)
a) Xử lý hồ sơ đăng ký: – Thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. – Thông báo kết quả xử lý hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ; b) Kiểm tra, thẩm định tại cơ sở: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc. c) Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 06 (sáu) ngày làm việc.
Trực tuyến 16 Ngày làm việc Phí : 350.000 Đồng (Phi thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP)
Phí : 2.000.000 Đồng (Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm thuỷ sản do Cơ quan kiểm tra Trung ương thực hiện)
a) Xử lý hồ sơ đăng ký: – Thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. – Thông báo kết quả xử lý hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ; b) Kiểm tra, thẩm định tại cơ sở: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc. c) Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 06 (sáu) ngày làm việc.
Dịch vụ bưu chính 16 Ngày làm việc Phí : 350.000 Đồng (Phi thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP)
Phí : 2.000.000 Đồng (Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm thuỷ sản do Cơ quan kiểm tra Trung ương thực hiện)
a) Xử lý hồ sơ đăng ký: – Thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. – Thông báo kết quả xử lý hồ sơ: Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ; b) Kiểm tra, thẩm định tại cơ sở: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc. c) Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận: Trong thời gian 06 (sáu) ngày làm việc.

Thành phần hồ sơ

Tên giấy tờ Số lượng
1) Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP. (2) Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở. (3) Đối với các cơ sở đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bổ sung Danh sách xuất khẩu sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó: Hồ sơ chỉ gồm 01 Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi. Bản chính: 1
Bản sao: 0

Cơ quan thực hiện

Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản – Bộ NN-PTNT

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có xuất khẩu. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!