Dịch vụ chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc các tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế như văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, nhà thầu nước ngoài….thủ tục chấm dứt mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức này được quy định như thế nào?

Để giúp quý khách hiểu thêm về thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Luật Hồng Bàng xin tư vấn như sau:

Why everyone should file a tax return this year, regardless of income

Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế năm 2019
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.
  • Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3 tháng 12 năm 2020 của Bộ tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.

Yêu cầu, điều kiện

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của mã số thuế

Căn cứ tại điều 39 Luật quản lý thuế 2019, các trường hợp chấm dứt hiệu lực của mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế được quy định bao gồm:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
  • Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
  • Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
  • Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
  • Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế

  • Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
  • Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Quản lý thuế năm 2019;
  • Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
  • Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
  • Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Yêu cầu về thời hạn

Doanh nghiệp nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Các nghĩa vụ doanh nghiệp phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

  • Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật của hoá đơn.
  • Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có).
  • Toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC
  • Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí; nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài): Bản sao bản thanh lý hợp đồng, hoặc bản sao văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí
  • Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, địa điểm kinh doanh: hồ sơ Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có)
  • Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác:
    • Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định giải thể, bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, bản sao thông báo chấm dứt hoạt động, bản sao quyết định chuyển đổi. Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc  đã được cấp mã số thuế 13 chữ số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi cho các đơn vị phụ thuộc để yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
    • Đối với đơn vị phụ thuộc, hồ sơ là một trong các giấy tờ sau: Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền
  • Quyết định, thông báo, giấy tờ khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chấm dứt mã số thuế trong trường hợp cụ thể được quy định khoản 4 Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC

Cơ quan thực hiện thủ tục: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Luật Hồng Bàng là một đơn vị uy tín trong việc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!