Phân biệt đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và theo quy định của Luật Thương mại

Đấu thầu là một phương pháp đặc biệt trong giao dịch thương mại, trong đó bên sử dụng dịch vụ hoặc chủ đầu tư đưa ra một số yêu cầu cụ thể. Nếu nhà cung cấp hàng hoặc dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu đó, thì hai bên có thể thực hiện giao dịch với các điều kiện đã được thiết lập. Nói cách khác, đấu thầu là một phương pháp lựa chọn để thiết lập mối quan hệ kinh doanh dựa trên yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và sự đáp ứng của nhà cung cấp.

Pháp luật hiện hành của Việt Nam phân biệt các trường hợp đầu thấu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, mua sắm hàng hoá, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu với các hoạt động đấu thầu hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại. Công ty Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp các thông tin để giúp Quý khách hàng phân biệt được sự khác nhau của các trường hợp này!

Đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu tại Việt Nam

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, sửa đổi bởi điểm d Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).

Có thể thấy rằng theo Luật Đấu thầu là thì đây là một phương thức lựa chọn mà trong đó các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước (bên mời thầu) mời các đơn vị có chuyên môn, năng lực một cách chủ động để tham gia đề xuất phương án cung cấp hàng hoá, dịch vụ (bên dự thầu), dựa trên các yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa, giá cả và chế độ bảo hành đối với hàng hóa (hồ sơ mời thầu); hoặc đưa ra các yêu cầu cụ thể để lựa chọn nhà đầu tư nhằm phát triển dự án. Thông qua quy trình đấu thầu, bên mời thầu lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ, hàng hoá hay nhà đầu tư đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm hay các dự án cần phát triển. Hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu có điểm đặc biệt là sử dụng vốn Nhà nước hoặc cho các dự án phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoặc cho việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng.

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại

Khác với bản chất lựa chọn trong hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ theo Luật Thương mại là một hoạt động thương mại dù cũng mang tính chất lựa chọn, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu) (Khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại 2005). Luật Thương mại đã nêu rõ những quy định trong phạm vi của luật này sẽ không áp dụng với hoạt động đấu thầu mua sắm công, là các hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu (Khoản 2 Điều 214 Luật Thương mại 2005).

Một số tiêu chí giúp phân biệt 2 trường hợp này

Tiêu chí Đấu thầu theo Luật Đấu thầu Đấu thầu theo Luật thương mại
Chủ thể tham gia 1. Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu;2. Bên mời thầu (Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước);

3. Nhà thầu;

4. Các cá nhân, đơn vị tư vấn (nếu có)

1. Bên mời thầu (Có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân);2. Bên dự thầu (Bắt buộc là thương nhân);

3. Các cá nhân, đơn vị tư vấn (nếu có).

Hình thức đấu thầu – Đấu thầu rộng rãi;

– Đấu thầu hạn chế;

– Chỉ định thầu;

– Mua sắm trực tiếp;

– Chào hàng cạnh tranh;

– Tự thực hiện;

– Chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

– Đấu thầu rộng rãi;- Đấu thầu hạn chế.
Mục đích Tạo điều kiện cho các nhà thầu có cơ hội cạnh tranh công bằng, tăng tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách nhà nước Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường thương mại
Yêu cầu về đăng ký tham gia đấu thầu Các nhà thầu cần phải đăng ký tham gia đấu thầu và phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và vốn Không yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký tham gia đấu thầu

 

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về Phân biệt đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và theo quy định của Luật Thương mại. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75;
Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6575;
Gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!