Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu:

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo các hình thức sau đây phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

  • Thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài;
  • Thành lập công ty tại con nước ngoài;
  • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

Điều kiện thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài, cá nhân/tổ chức thực hiện đầu tư cần đáp ứng một số các điều kiện như sau:

  • Cá nhân không phải là Cán bộ, công chức, viên chức, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
  • Không đầu tư những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư;
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư.

Thủ tục pháp lý thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  • Cơ quan tiếp nhận: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Thời gian làm việc: 15 – 30 ngày làm việc (không tính ngày nộp hồ sơ, thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ)

Danh sách tài liệu mà khách hàng cần cung cấp

STT Tên tài liệu Yêu cầu
1. Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài Theo mẫu, bản chính
2. Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý–    Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

–    Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)

Bản chứng thực
3. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:–         Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

–         Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là pháp nhân;

Bản chứng thực
4. Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư; Bản chứng thực
5. Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư Bản chứng thực
6. Quyết định đầu tư ra nước ngoài; Bản chính
7. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm Bản chứng thực
8. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại nước ngoài (nếu có) Bản chứng thực

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Đầu tư ra nước ngoài. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua emailhongbanglawfirm@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.