Các vấn đề cần lưu ý về nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận biết thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên. Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ giúp Quý Khách hàng làm rõ các vấn đề của việc nhượng quyền thương hiệu.

1. Khái quát chung về nhương quyền thương hiệu

Dưới góc độ pháp lý, nhượng quyền thương hiệu là một loại giấy phép do tổ chức này cấp cho một cá nhân/ doanh nghiệp khác. Tuy nhiên về cốt lõi, nhượng quyền thương hiệu thực sự là mối quan hệ giữa con người với con người.

Nhu cầu về nhượng quyền thương hiệu xuất hiện, khi và chỉ khi bên nhượng quyền, sở hữu tài sản thương hiệu đủ lớn, muốn và có khả năng mở rộng thương hiệu nhưng không có đủ khả năng tài chính, và mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền đã hoạt động thực sự có lãi.

2. Nhượng quyền kinh doanh trong nước có cần đăng ký không?

Theo Điều 17a bổ sung tại Nghị định 120/2011/NĐ-CP

Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:

  • Nhượng quyền trong nước
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài

Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Như vậy nhượng quyền trong nước, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền, tuy nhiên cần báo cáo với Sở công thương của Tỉnh hoặc Thành phố, quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan vẫn phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Báo cáo với Sở công thương phải thực hiện định kỳ chậm nhất là vào ngày 15/01 mỗi năm. Biểu mẫu đính kèm (quy định tại Phần B Phụ lục 3 Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại).

3. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

  • Nhượng quyền công việc

Đây là hình thức nhượng quyền với vốn đầu tư thấp, bên nhận quyền thường là một cá nhân tại những địa phương, muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp một mình. Bên nhận quyền sẽ phải mua một số trang thiết bị, sản phẩm, phương tiện…với mục tiêu đáp ứng hoàn thành tốt công việc. Một số dịch vụ thuộc nhóm này bao gồm: đại lý vé máy bay, địa lý du lịch, xe bán cà phê, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, vệ sinh, sửa chữa lắp đặt, bất động sản, vận chuyển, tổ chức sự kiện hoặc các khu vui chơi dành cho trẻ em.

  • Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)

Hình thức nhượng quyền này dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cấp phép nhãn hiệu của mình, nhưng không cung cấp toàn bộ (chỉ cung cấp một phần), hướng dẫn hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.

Hình thức này sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng/ sản phẩm lớn, như ô tô, phụ tùng sửa chữa ô tô, máy bán hàng tự động, máy vi tính, xe đạp, xe máy, các thiết bị gia dụng… Nhượng quyền sản phẩm tại ngành bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nhượng quyền. Đôi khi bên nhượng quyền cấp giấy phép một giai đoạn của quá trình sản xuất cho bên nhận quyền, tương tự như trường hợp của thương hiệu sản xuất nước giải khát Coca-cola và Pepsi.

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Bên nhận quyền mô hình kinh doanh được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền, điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này là bên nhận quyền được đầu tư, hướng dẫn vận hành, marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tại hình thức này, bên nhượng quyền đã thiết lập và sẽ cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết về mọi hoạt động, cung cấp việc đào tạo, chuyển giao và hỗ trợ liên tục với mục tiêu kiểm soát chất lượng. Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền, phổ biến là cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, phòng tập thể hình và nhiều lĩnh vực khác…

  • Nhượng quyền đầu tư

Trong trường hợp dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn như các dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Các bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để vận hành công việc kinh doanh, và tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu của mình, sau đó thu hồi vốn và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.

  • Nhượng quyền chuyển đổi

Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp đã có một lượng chi nhánh hoạt động hiệu quả (tối thiểu là 6) và có mục tiêu phát triển thương hiệu mạnh hơn, phủ rộng hơn. Tại những địa điểm bên nhượng quyền đã hoạt động ổn định và có doanh thu tốt, có thể chuyển đổi những địa điểm này cho bên nhận quyền, nhượng lại (cửa hàng, cơ sở vật chất, con người…) cho bên nhận quyền. Hiểu đơn giản hơn, hình thức này yêu cầu bên nhận quyền chỉ cần đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm có sẵn với doanh thu ổn định.

Hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương hiệu của Mixue có mặt ở nhiều nước trên thế giới với hơn 8000 cửa hàng

4. Các tài liệu cần chuẩn bị cho việc nhượng quyền thương hiệu

Có hai loại tài liệu chính cần có trong hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu và tài liệu Hướng dẫn bên nhận quyền thương hiệu.

Thỏa thuận nhượng quyền cần có các nội dung sau:

– Phí nhượng quyền lần đầu và phí bản quyền liên tục

– Các mốc thời gian mở nhượng quyền

– Các biện pháp bảo vệ thương hiệu

– Thông số kỹ thuật cho thiết bị sử dụng, vật tư và hàng tồn kho

– Thời hạn của thỏa thuận và các điều kiện gia hạn

– Các quy tắc liên quan đến việc chuyển nhượng cho bên thứ 3

– Điều kiện chấm dứt hợp đồng

– Các nghĩa vụ sau khi chấm dứt

– Thỏa ước không cạnh tranh trong phạm vi quy định

– Yêu cầu bán hàng tối thiểu

– Phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh

Tài liệu hướng dẫn bao gồm các nội dung sau:

– Cẩm nang thương hiệu

– Hệ thống nhận diện thương hiệu

– Bộ tiêu chuẩn văn hóa thương hiệu

– Bộ quy tắc ứng xử với nhà cung cấp/đối tác

– Bộ quy tắc ứng xử với khách hàng

– Quy trình kiểm soát chất lượng

– Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

– Quy trình thực hiện cung cấp sản phẩm/dịch vụ

– Hỗ trợ trang thiết bị, vật dụng

– Thông số trang thiết bị phục vụ

– Chính sách thực hiện

– Xử lý khủng hoảng

Trên đây là bài viết chi tiết về Các vấn đề cần lưu ý về nhượng quyền thương hiệu của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng! 

Công ty Luật Hồng Bàng./.