Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP. Về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 . Theo đó khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được quy định cụ thể như sau:

“Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14. Là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích. Được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”

Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm 2 quyền.

  • Quyền nhân thân (điều 19)
  • Quyền tài sản (điều 20)

Trong đó các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm, mãi mãi thuộc về tác giả. Các quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tác giả cũng có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nếu tự mình bỏ toàn bộ công sức, tài chính để sáng tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được cấu thành bởi những đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tác giả chủ yếu là những người khéo tay và có óc thẩm mỹ. Họ đã bỏ tiền bạc và công sức để có những tác phẩm đẹp, có tính ứng dụng. Và ít khi quan tâm nhiều đến quyền lợi của mình. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định. Nhằm bảo hộ quyền tác giả của người sáng tạo đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 6.

  1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”

Về tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng (điểm g khoản 1 Điều 14).

Theo đó cần 2 tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ khi có 2 điệu kiện sau.

  • Điều kiện cần: được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
  • Điều kiện đủ: được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Với tính năng hữu ích. Có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy.

Hồ sơ đăng ký Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Hai bản in tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.

– Bản sao chứng minh thư của tác giả

– Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm)

– Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)

Các tài liệu quy định tại các điểm nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

 Thủ tục đăng ký bản quyền mỹ thuật ứng dụng

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo Mục 3.2 bài viết tại Cục bản quyền tác giả. Hoặc có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy uỷ quyền hợp lệ.

Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu tác phẩm đủ điều kiện được bảo hồ Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ về bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.

_______________________________________________________________________________________________________________

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Nếu có bất cứ thắc mắc về việc Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.

Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!