Khái niệm chia, tách doanh nghiệp
Để có thể phân biệt chia và tách doanh nghiệp, đầu tiên, ta cần hiểu rõ khái niệm của từng vấn đề. Sau khi hiểu được định nghĩa của từng hoạt động mới có thể đi sâu vào phân tích các khía cạnh khác.
Chia doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chia thành nhiều công ty cùng loại. Công ty bị chia thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hay chủ sở hữu. Sau khi các công ty mới đăng ký kinh doanh, công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại.
Với những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động hoặc các tài sản liên quan, những công ty liên đới sẽ cùng phải chịu trách nhiệm. Hoặc có thể thỏa thuận với nhau để giải quyết những vấn đề này.
Tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới. Quyết định này được Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu hay Hội đồng thành viên thống nhất.
Sau khi đã đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng hay tài sản,….
Phân biệt chia và tách doanh nghiệp
Điểm giống nhau
- Đối tượng để chia và tách doanh nghiệp đều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Những công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại với công ty trước đó.
- Sau khi chia, tách, các công ty liên đới vẫn phải có trách nhiệm với công ty trước đó. Các khoản nợ, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài chính đều cùng chịu trách nhiệm chung.
- Các thủ tục pháp lý để chia, tách là gần giống nhau. Từ giấy tờ cho đến các bước thực hiện hai hoạt động này đều khá giống nhau.
Điểm khác nhau
Tuy rằng hai hoạt động này có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt. Để phân biệt chia và tách doanh nghiệp rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu qua những tiêu chí sau:
Tiêu chí | Chia doanh nghiệp | Tách doanh nghiệp |
Cơ sở pháp lý | Theo Điều 192 Luật Doanh nghiệp. | Theo Điều 193 Luật Doanh nghiệp. |
Mục đích | Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. | Thành lập một hoặc một số công ty mới. |
Hình thức thực hiện | Chia các cổ đông, thành viên, tài sản của công ty.Ví dụ: A -> B + C
(A bị chia thành 2 công ty mới là B và C). |
Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có.Ví dụ: A -> A +B
(A là công ty bị tách, trong đó B là công ty mới được tách). |
Hệ quả pháp lý | Công ty mới được nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp bị chia không còn tồn tại nữa. | Cả doanh nghiệp tách và bị tách đều tồn tại hoạt động. Có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. |
Thủ tục chia, tách doanh nghiệp.
- Thủ tục chia doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm ba bước chính sau:
– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đồng của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty.
– Thành lập thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm.
– Tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty mới. Sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
- Thủ tục tách doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020,bao gồm ba bước chính sau:
– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đồng của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty
– Thành lập thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm.
– Tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty mới.
_______________________________________________________________________________________________________________
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Phân biệt chia và tách doanh nghiệp
Nếu có bất cứ thắc mắc về việc Phân biệt chia và tách doanh nghiệp hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.
Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!