Ai có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí?

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc nhóm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mang tính sáng tạo là chủ yếu. Pháp luật không những quy định về chủ sở hữu quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà còn quy định về quyền đăng ký đối với các quyền trên. Cụ thể có ba nhóm đối tượng có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình. Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước

2. QUYỀN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, THIẾT KẾ BỐ TRÍ CỦA NHÀ NƯỚC

Theo Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định:

Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định trên, đại diện Nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó.

3. NHIỀU TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÙNG NHAU TẠO RA HOẶC ĐẦU TƯ ĐỂ TẠO RA SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG