Kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp mà không đăng ký bị phạt tới 100 triệu đồng

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2022, hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký có thể bị phạt đến 100 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.

– Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

(Trước đây, theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hai hành vi này)

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quy định xử phạt đối với các vi phạm khác về thành lập doanh nghiệp như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.

(Trước đây, phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông, tối thiểu, theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục)

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với các hành vi:

+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật.

+ Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn.

– Tăng mức phạt tiền lên thành từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

(Trước đây, hành vi cố ý định giá tài sản vốn góp không đúng giá trị thực tế bị phạt từ từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng)

Bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả:

– Đối với hành vi không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện: buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi.

– Đối với hành vi không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn: buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022, các hành vi vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt đến 100 triệu đồng.

Trên đây là bài viết chi tiết về nội dung Kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp mà không đăng ký của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.