Quy định của Pháp luật về Dự án PPP

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP. Vậy dự án PPP được hiểu là dự án như thế nào? Sau đây Luật Hồng Bàng sẽ trình bày quy định của pháp Luật về dự án PPP mời bạn đọc cũng tham khảo.

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 quy định về dự án PPP như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;

b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;

c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.”

Đây là các dự án về đầu tư, xây dựng, cải tạo, kinh doanh, vận hành, cung cấp dịch vụ công, quản lý công trình hạ tầng… dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết trước đó.

Dự án PPP thể hiện sự hợp tác của Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong mối quan hệ kinh tế.

Nhà đầu tư sau khi trúng đầu sẽ được Nhà nước chuyển giao quyền lợi và trách nhiệm theo các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào độ lớn của dự án mà hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng dành cho các khối tư nhân cũng khác nhau.

Hơn nữa, nguồn vốn của dự án PPP tập trung chủ yếu từ phía các doanh nghiệp tư nhân. Còn Nhà nước chỉ tham gia đóng góp một phần (nếu có), loại trừ trường hợp Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định riêng.

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định nguồn vốn của dự án PPP gồm:

“2. Nguồn vốn thực hiện dự án PPP:

a) Vốn Nhà nước (nếu có) sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 70, Điều 72 Luật PPP:

– Tổng số vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng, công trình hệ thống cơ sở hạ tầng; bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm;

– Giá trị tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

– Tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công; thời điểm hỗ trợ vốn bằng tài sản công.

b) Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư:

– Tổng số vốn chủ sở hữu tham gia dự án PPP;

– Tiến độ giải ngân nguồn vốn chủ sở hữu.

c) Nguồn vốn do nhà đầu tư huy động:

– Tổng số vốn huy động (theo từng loại vốn);

– Thời gian vay, kỳ hạn phát hành trái phiếu doanh nghiệp (nếu có), tiến độ giải ngân các nguồn vốn do nhà đầu tư huy động;

– Chi phí huy động vốn: lãi suất vốn vay, lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp (nếu có) và chi phí cần thiết liên quan đến huy động vốn (nếu có).”

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG