Quy trình thủ tục lập dự án điện mặt trời

1. Sự cần thiết của các dự án điện mặt trời

Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Sự gia tăng dân số và các công nghệ kỹ thuật đòi hỏi ngày càng nhiều nhu cầu tiêu thụ điện năng, bên cạnh đó, các biện pháp cung cấp điện từ đập thủy điện truyền thống đã không còn đạt được hiệu quả như mong muốn và tốn quá nhiều chi phí đầu tư xây dựng, gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác của khu vực lân cận đập thủy điện như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi.

Vì thế, các nguồn năng lượng sạch và hiệu quả hơn bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý và điển hình là điện từ sức gió và điện mặt trời. Là một đất nước có tiềm năng lớn về năng lượng ánh sáng mặt trời xuất phát từ vị trí địa lý và nhiều yếu tố khác, Việt Nam đã và đang có nhiều chú trọng cả về chủ trương pháp luật và tiếp thu kỹ thuật để phát triển lĩnh vực này.

2. Quy trình thủ tục lập dự án điện mặt trời

Các đơn vị hiện nay, nếu có đủ năng lực, đều có thể tham gia để triển khai đầu tư các dự án năng lượng điện mặt trời nối lưới hay dự án năng lượng điện mặt trời trên mái nhà. Cụ thể như thế nào, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này.

Căn cứ:

  • Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017
  • Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017
  • Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2017
  • Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013
  • Luật Điện lực sửa đổi năm 2012

Bước đầu lập dự án đầu tư năng lượng điện mặt trời

Dự án đầu tư phát triển điện mặt trời phải là dự án thuộc quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia hoặc quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh. Các quy hoạch này được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết theo từng thời kỳ. Nếu là nhà đầu tư tự xây dựng dự án, các đơn vị phải lập tờ trình trình tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét và bổ sung dự án của mình vào các kế hoạch quy hoạch phát triển trên.

Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời có quy mô công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 MW; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung quy hoạch các dự án điện mặt trời có quy mô công suất lớn hơn 50 MW.

3. Hồ sơ trình Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời bao gồm:

  • Tờ trình phê duyệt quy hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Mười (10) bộ Đề án quy hoạch hoàn chỉnh và một (01) CD/USB chứa báo cáo Đề án Quy hoạch và các tài liệu kèm theo (Thuyết minh, Phụ lục, dữ liệu, số liệu, ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan và các tài liệu tham chiếu khác);
  • Mười (10) bộ báo cáo tóm tắt của Đề án quy hoạch;
  • Văn bản góp ý, kiến nghị của các cơ quan có liên quan;
  • Giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan.
  • Tiềm năng bức xạ mặt trời tại vị trí dự án;
  • Mô tả dự án: Vị trí, quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; các nội dung về quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng của địa phương;
  • Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
  • Sơ bộ các giải pháp thực hiện, bao gồm: Phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật; phương án lắp đặt thiết bị; tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; phương án chung về bồi thường tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);
  • Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính, hiệu quả xã hội của dự án;
  • Thông tin cơ bản về chủ đầu tư: Các tài liệu về tư cách pháp lý, Giấy chứng nhận doanh nghiệp, nhân sự chủ chốt, kinh nghiệm thực hiện dự án, năng lực tài chính, kỹ thuật, trong đó cần kê khai danh sách các dự án đã thực hiện (bao gồm các dự án công nghiệp và dự án điện), nếu có.

Xin Quyết định chủ trương đầu tư dự án năng lượng điện mặt trời

Để dự án có thể đưa vào triển khai, các đơn vị cần tiến hành xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Hồ sơ xin cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Ký quỹ thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và Đầu tư

Đối với dự án điện mặt trời nối lưới thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các dự án điện mặt trời không được thấp hơn hai mươi phần trăm (20 %) tổng mức đầu tư được ghi nhận trên Quyết định chủ trương đầu tư. Nguồn vốn còn lại, đơn vị có thể huy động từ các hoạt động vay trong nước hoặc nước ngoài tùy vào năng lực của doanh nghiệp.

Hoạt động giải phóng mặt bằng đảm bảo diện tích đầu tư dự án

Theo quy định, diện tích sử dụng đất lâu dài của dự án không được vượt quá 1,2 ha/ 01 MWp.

Đơn vị tùy theo nhu cầu và phê duyệt kế hoạch triển khai của dự án để thực hiện việc thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng. Sau khi hoàn tất thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng và sắp xếp đời sống cho cư dân sau giải phòng, đơn vị có tờ trình Ủy ban nhân dân kiến nghị Sở Tài nguyên môi trường bàn giao đất và thực hiện các thủ tục khác liên quan tới việc hoàn tất giao đất cho chủ đầu tư.

5. Hoạt động xin ý kiến của các ban ngành có thẩm quyền quản lý, giám sát dự án

  • Xin ý kiến của Sở Công Thương
  • Xin ý kiến của Sở Xây dựng
  • Xin ý kiến của Sở Tài nguyên môi trường
  • Xin ý kiến của Tổng Công ty Điện lực
  • Xin ý kiến của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
  • Xác lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Xác lập Thỏa thuận mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Xác lập Thỏa thuận đấu nối vào mạng lưới điện Quốc gia
  • Xác lập Thỏa thuận Rơle và SCADA với Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
  • Xác lập Thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện năng và hệ thống thu thập số liệu đo đếm với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
  • Ký kết Hợp đồng Mua bán điện theo quy định của pháp luật
  • Xin Giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/07/2017

Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Quy trình thủ tục lập dự án điện mặt trời của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.