Thế nào là kinh doanh homestay? Các tiêu chí để xin giấy phép xây dựng homestay là gì? Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay bao gồm các loại giấy tờ nào? Đăng ký chứng nhận để xếp hạng homestay?
Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh và trật tự homestay? Thủ tục và hồ sơ đề nghị xin giấy phép phòng cháy và chữa cháy homestay? Thời hạn xin tất cả các giấy phép để kinh doanh homestay là bao lâu?
Bài viết dưới đây Luật Hồng Bàng hy vọng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.
1. Thế nào là kinh doanh homestay?
Kinh doanh homestay là hình thức kinh doanh lưu trú mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Homestay phần lớn xuất phát và được tận dụng từ những tài sản/bất động sản có sẵn, chủ nhà cần phải có đầy đủ giấy phép và hoàn thành các thủ tục đăng ký homestay hợp pháp để có thể kinh doanh lĩnh vực này.
2. Các tiêu chí để xin giấy phép xây dựng homestay?
Các điều kiện cần phải có để xin giấy phép xây dựng homestay gồm có:
a. Phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, tiện nghi. Cần phải đảm bảo được những tiện nghi cơ bản chẳng hạn như:
-
- Quạt, đèn, giường, nệm
- Đồ dùng cá nhân, chốt phòng, điều hòa.
- Ngoài ra đặc biệt chú ý là cần phải có phương án phòng chống cháy nổ.
b. Đối với diện tích của phòng thì cần bảo đảm được đủ không gian. Dựa vào Luật Du lịch, thì bạn sẽ cần phải bảo đảm được ít nhất là:
-
- 3m vuông đối với phòng tắm.
- 10m vuông đối với phòng đôi.
- 8m vuông đối với phòng đơn.
c. Về hình thức hoạt động kinh doanh homestay phải thuộc dạng là một dịch vụ về du lịch để cho khách du lịch trải nghiệm như người bản địa.
d. Phải kê khai thông tin bảng giá được niêm yết. Với mục đích để không có tình trạng làm giá nhằm bảo vệ cho quyền lựa chọn đối với người tiêu dùng. Dựa vào Luật Du lịch đã quy định thì: Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh homestay nào thì đều cần phải có thông tin bảng giá niêm yết một cách công khai về toàn bộ những dịch vụ.
3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay
Tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, mỗi hộ kinh doanh homestay cần cử đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay tới Phòng đăng ký cấp huyện với đầy đủ các thông tin sau:
- Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT và email);
- Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay;
- Kê khai số vốn bỏ ra;
- Kê khai số lao động sử dụng khi homestay đi vào hoạt động;
- Họ tên, chữ ký và CMND của người thành lập hộ kinh doanh (Có gửi kèm bản sao công chứng CMND).
4. Đăng ký chứng nhận để xếp hạng homestay
Ngoài giấy phép kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ để đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay. Đây là chứng nhận giúp tăng tính chuyên nghiệp, độ tin tưởng và hỗ trợ quảng cáo chất lượng cho homestay. Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (Phụ lục 1 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
- Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay.
- Danh sách quản lý và nhân viên homestay (Phụ lục 2 của Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL).
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý Homestay.
- Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về phòng chống cháy nổ.
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định.
5. Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh và trật tự homestay
Căn cứ vào Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh và trật tự homestay gồm có các giấy tờ như sau:
- Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư nếu là chi nhánh của công ty hay bản sao của đăng ký thuế nếu là những tổ chức kinh doanh;
- Văn bản xin được cấp Giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện an ninh và trật tự;
- Bản tờ khai về lý lịch đối với những người được quy định trong Nghị định 72/2009/NĐ-CP ở Điều số 04 tại khoản 01 Điều 4. Phải được dán ảnh và được cơ quan của nhà nước trực tiếp quản lý hay UBND xã xác nhận. Với trường hợp đối với người VN đang định cư tại nước ngoài hay người nước ngoài, thì cần phải có bản sao của hộ chiếu, bản sao của thẻ cư trú và kèm theo bản chính để xuất trình, bản tờ khai về nhân sự;
- Biên bản để kiểm tra về an toàn trong Phòng cháy chữa cháy hay giấy tờ xác minh đã đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy.
Thời gian tối đa trong 07 ngày, khi không đạt đầy đủ các điều kiện theo quy định thì cơ quan Công an sẽ tiến hành trả lời bằng văn bản và ghi rõ ràng lý do.
6. Thủ tục và hồ sơ đề nghị xin giấy phép phòng cháy chữa cháy homestay
Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và hồ sơ kèm theo, bao gồm:
- Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và văn bản Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
- Phương án chữa cháy.
Sau khi đã hoàn tất 01 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên, người thành lập hộ kinh doanh (homestay) mang tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ công an.
7. Thời hạn xin tất cả các giấy phép kinh doanh homestay là bao lâu?
Thông thường thời hạn xin tất cả các giấy phép kinh doanh homestay là 30-45 ngày. Sau thời gian này, homestay đó sẽ có đủ điều kiện hoạt động.
Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh homestay
Nếu có bất cứ thắc mắc về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh homestay hoặc cần tham vấn về các vấn đề khác thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật Hồng Bàng để được tư vấn kịp thời.
Luật Hồng Bàng – Khởi tạo thành công luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!