1. Pháo hoa là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành pháo hoa được định nghĩa như sau:
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo hoa nổ.
Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháp luật chỉ cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ.
Không phải tất cả các loại pháo hoa đều được sử dụng.
2. Điều kiện doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa
2.1 Điều kiện về thành lập
Theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì những tổ chức, doanh nghiệp được kinh doanh pháo hoa phải là những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng.
Lý do quy định hạn chế như vậy là vì pháo hoa là sản phẩm thuộc một trong những loại pháo mặc dù không có tính nguy hại như các loại pháo nổ khác nhưng vẫn có tính năng đặc thù dễ gây cháy, nổ.
Do đó, mặc dù Chính Phủ quy định trong các dịp lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm,… được bắn pháo hoa nhưng để kinh doanh pháo hoa thì chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng được kinh doanh pháo hoa.
2.2 Điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy
Ngoài điều kiện nêu trên thì tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh pháo hoa còn phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy.
Nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đồng thời đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Pháo hoa là sản phẩm kinh doanh đặc thù do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh, sử dụng nhà nước đã quy định những điều kiện về an ninh, trật tự và phòng cháy, chữa cháy tránh xảy ra những rủi ro thiệt hại không đáng có.
2.3 Điều kiện về chủ thể
Người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
Khi tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa thì theo quy định người quản lý và người phục vụ có liên quan phải được đào tạo qua lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong quá trình kinh doanh pháo hoa.
Người quản lý, người phục vụ liên quan đến kinh doanh pháo hoa được huấn luyện về nhưng nội dung sau:
- Quy định của pháp luật trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất ,quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa;
- Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa;
- Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
- Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy…
Ngoài những điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa
Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký giấy phép bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa: Nội dung phải nếu rõ: Số lượng, chủng loại, tên tổ chức, doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
- Giấy giới thiệu;
- Bản sao một trong những giấy tờ: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu của người đến liên hệ.
4. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa
Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trên nộp tại cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép để kinh doanh pháo hoa.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để kinh doanh pháo hoa: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tổ chức, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ theo các bước sau đây:
4.1 Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an
4.2 Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo mẫu ban hành tại Phụ lục III Nghị định 137/2020/NĐ-CP;
Trong trường hợp không cấp giấy thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
4.3 Bước 3: Nhận kết quả
Lưu ý: Giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh có thời hạn 30 ngày.
5. Quy định về sử dụng pháo hoa
Điều kiện để sử dụng pháo hoa là
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Do đó, không phải trường hợp nào cũng được sử dụng pháo hoa để ăn mừng, vui chơi, mà chỉ trong những trường hợp cụ thể được kiệt kê như trên theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP mới được sử dụng pháo hoa.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG