Giấy phép nhập khẩu tự động là gì? Mặt hàng nào phải xin giấy phép nhập khẩu tự động? Các mặt hàng không áp dụng nhập khẩu tự động? Nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động ở đâu?
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm những gì? Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động ra sao? Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu tự động như thế nào? Biện pháp rút ngắn thời gian xin giấy phép là bao lâu?
Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động để bạn có thể tham khảo.
1. Giấy phép nhập khẩu tự động là gì?
Giấy phép nhập khẩu tự động là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Cấp giấy phép nhập khẩu tự động nhằm mục đích thống kê chính xác số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực này.
2. Mặt hàng nào phải xin giấy phép nhập khẩu tự động?
Trước đây, để tìm hiểu xem mặt hàng thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu tự động, bạn đọc Phụ lục 1 Thông tư số 24/2010/TT-BCT, có được sửa đổi trong Thông tư 32/2011/TT- BCT.
Sau đó, lại có Thông tư số 27/2012/TT-BCT quy định tạm dừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24 nêu trên.
Nghĩa là (đến tháng 7/2014), chủ hàng không cần xin Giấy phép nhập khẩu tự động theo Thông tư 24 nữa, cho đến khi có văn bản hướng dẫn khác.
Từ ngày 1/12/2014, Thông tư 35/2014/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ giấy phép nhập khẩu tự động với một số mặt hàng phân bón như Urê, phân khoáng hoặc phân hóa học có chưa 3 nguyên tố cấu thành là nitơ, photpho và kali.
Cần lưu ý, nếu hàng nhập khẩu về mà không xin giấy phép, là sẽ bị xử phạt theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Thông tư 190/2013/TT-BTC.
3. Các mặt hàng không áp dụng nhập khẩu tự động?
Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành:
- Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh.
- Hàng nhập khẩu phi mậu dịch.
- Hàng nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công (kể cả hàng nhập khẩu để lắp ráp, sửa chữa, bảo hành).
- Hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan và hàng sản xuất, gia công, lắp ráp trong các khu phi thuế quan nhập khẩu vào nội địa.
- Hàng nhập khẩu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế.
- Hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư.
4. Nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động ở đâu?
Để được cấp giấy phép nhập khẩu tự động thì sau khi chuẩn bị hồ sơ xong bạn nộp đến Bộ công thương hoặc cơ quan đại diện của Bộ công thương để được cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
5. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản (theo mẫu quy định).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Hoá đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- L/C hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng): 01 bản chính.
6. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong những cách sau: nộp trực tiếp; nộp qua đường bưu điện đến Bộ Công thương hoặc cơ quan đại diện của Bộ công thương sau đó Bộ ghi số công văn đến và Chuyển công văn cho Vụ Xuất nhập khẩu.
Bước 2: Chuyển hồ sơ cấp phép tới vụ xuất nhập khẩu
Văn thư vụ xuất nhập khẩu: Lập sổ công văn đến riêng và vào sổ; số và ngày công văn của doanh nghiệp, số và ngày công văn của Bộ Công Thương, tên doanh nghiệp và phân giao công văn cho chuyên viên phụ trách;
Chuyên viên phụ trách:
- Kiểm tra hồ sơ (thiếu, đủ, hợp lệ..);
- Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản bổ sung hồ sơ (nếu thiếu);
- Báo cáo lãnh đạo vụ ký xác nhận theo phiếu xử lý hồ sơ (mẫu chung) sau khi kiểm tra thấy hợp lệ;
- Lấy số giấy phép (xác nhận) tại văn thư vụ;
- Chuyển (Phòng) Văn thư Vụ Xuất nhập khẩu (Văn phòng Bộ) phát hành giấy phép;
- Nhập dữ liệu của hồ sơ xin giấy phép vào máy tính.
Bước 3: Trả kết quả:
Doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu tự động nhận kết quả theo ngày được ghi trong giấy hẹn.
Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn vấn đề về Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tự động của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.