Giấy phép hoạt động in là gì? Khi nào phải xin giấy phép hoạt động in? Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động ngành in bao gồm những gì?
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in gồm những loại giấy tờ nào? Thủ tục xin giấy phép hoạt động in bao gồm các bước nào? Vì sao phải xin giấy phép hoạt động in?
Bài viết dưới đây Luật Hồng Bàng hy vọng sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.
1. Giấy phép hoạt động in là gì?
Giấy phép hoạt động in là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh một cơ sở có đủ điều kiện đáp ứng hoạt động in. Nếu có giấy phép hoạt động in này, cơ sở in ấn mới được phép đi vào hoạt động.
2. Các sản phẩm in bao gồm những sản phẩm gì?
Những sản phẩm in bao gồm:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
- Tem chống giả;
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
- Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
- Bao bì, nhãn hàng hóa;
- Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
- Các sản phẩm in khác.
3. Khi nào phải xin giấy phép hoạt động in?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu cơ sở hoạt động in khi hoạt động bắt buộc phải đăng ký và xin giấy phép với cơ quan nhà nước song tùy vào sản phẩm bên cơ sở in ấn là gì mà thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in hoặc thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in.
Và theo quy định trên thì những sản phẩm sau đây sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in là:
- Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
- Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
- Tem chống giả;
- Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
Trong trường hợp cơ sở in ấn không thuộc các sản phẩm trên thì cơ sở in ấn thực hiện thủ tục việc đăng ký cơ sở in theo quy định mà không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in.
Theo quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP trong trường hợp cơ sở hoạt động in ấn lại đồng thời thực hiện việc in ấn ra các sản phẩm mà thuộc đối tượng phải xin giấy phép hoạt động in và đăng ký cơ sở in thì cơ sở không nhất thiết phải thực hiện hai thủ tục mà chỉ cần thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in.
4. Thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in cần có những mã ngành nghề gì?
Trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì cơ sở đó phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty hoặc Hộ kinh doanh và khi thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh cần có các mã ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật quy định trong bảng hệ thống ngành nghề của Việt Nam, cụ thể như sau:
- In ấn – Mã ngành nghề 1811
- Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác
- Chi tiết: Photo, chuẩn bị tài liệu; Dịch vụ hỗ trợ thư ký; Bản ghi tài liệu và dịch vụ thư ký khác; Cung cấp dịch vụ thuê hộp thư thoại và dịch vụ chuyển phát thư khác (trừ quảng cáo thư trực tiếp); Dịch vụ gửi thư. – Mã ngành nghề 8219
- Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh- Mã ngành nghề 4761
- Dịch vụ liên quan đến in (trừ rập khuôn tem) – Mã ngành nghề 1812
- Sao chép bản ghi các loại – Mã ngành nghề 1820.
5. Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in?
Căn cứ vào Nghị định 25/2018/NĐ-CP, các điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in được quy định cụ thể như sau:
- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.
- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
6. Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in?
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
7. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in?
Pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in như sau:
- Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức Trung nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư này, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Cơ sở in khác nộp hồ sơ tại Sở thông tin và truyền thông – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Thông tư này, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Thủ tục xin giấy phép hoạt động in?
Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in được quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động in
- Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
- Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Cấp giấy phép hoạt động in:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
9. Vì sao phải xin giấy phép hoạt động in?
Hiện nay theo quy định thì các cơ sở in ấn khi thực hiện hoạt động in ấn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in hoặc là phải làm thủ tục đăng ký cơ sở in đồng thời hiện nay.
Hơn nữa, các quy định cũng quy định rất rõ ràng và có mức xử phạt rất nặng đối với hành vi hoạt động in ấn không phép và có quy định cả hành chính và hình sự nên đối với các cơ sở hoạt động in ấn cần phải thực hiện đảm bảo quá trình xin giấy phép khi hoạt động.
10. Khi hoạt động in có phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP thì khi thực hiện hoạt động in các cơ sở hoạt động in không bắt buộc phải đáp ứng các quy định về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.
Như vậy khi hoạt động in không bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
11. Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần bằng cấp về ngành in không?
Căn cứ vào Nghị định 25/2018/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở in phải là người đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Như vậy, có thể thấy hiện nay khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in thì người đứng đầu cơ sở không bắt buộc phải có bằng cấp gì về chuyên môn ngành in.
12. Người đứng đầu cơ sở hoạt động in có cần phải xin sơ yếu lý lịch khi xin giấy phép không?
Căn cứ theo Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định thành phần trong hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động in cần có:
Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của người đứng đầu cơ sở in kèm theo bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chính vì vậy, khi thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động cơ sở in cần có sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in.
13. Yêu cầu đối với trang thiết bị trong hoạt động in
Pháp luật quy định yêu cầu đối với trang thiết bị trong hoạt động in, Cơ sở in thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in, gia công sau in phải có thiết bị tương ứng với từng công đoạn:
- Đối với công đoạn chế bản: Cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in;
- Đối với công đoạn in: Cơ sở in phải có máy in;
- Đối với công đoạn gia công sau in: Cơ sở in phải có máy dao xén (cắt) giấy và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.
14. Thời gian thực hiện xin giấy phép hoạt động in?
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt cơ sở in.
15. Trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động in?
Trong trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động in, cơ sở in phải đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, bị hư hỏng trong trường hợp có một trong các thay đổi về:
- Tên gọi của cơ sở in;
- Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ xưởng sản xuất của cơ sở in;
- Loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in;
- Thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in và người đứng đầu cơ sở in;
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép gồm có;
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định;
- Các giấy tờ chứng minh sự thay đổi;
- Giấy phép hoạt động in đối với trường hợp giấy phép bị hư hỏng.
16. Trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in?
Giấy phép hoạt động in bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP trong quá trình hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in đã có văn bản yêu cầu cơ sở in tạm dừng hoạt động trong thời hạn 30 ngày để bổ sung đủ các điều kiện theo quy định;
- Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in nhưng cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP
- Cơ sở in không hoạt động trên 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in;
- Cơ sở in chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG