Giấy phép ICP là gì? Thủ tục xin giấy phép ICP

ICP là giấy phép đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp. Quý khách chưa nắm được những quy định pháp luật liên quan đến giấy phép ICP, thủ tục cũng như điều kiện đăng ký loại giấy phép này?

Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng hy vọng sẽ cung cấp đến quý khách đầy đủ và chính xác thông tin về vấn đề này để bạn có thể tham khảo.

1. Giấy phép ICP là gì?

Giấy phép ICP là giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (hay còn gọi là giấy phép đăng ký website) cung cấp thông tin chung về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trên cơ sở trích xuất thông tin từ các nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các trang web của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

2. Tại sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép ICP?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 63, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.”

Giấy phép ICP chỉ được cấp cho các tổ chức, vì vậy chủ sở hữu trang web muốn đăng ký thì phải thành lập công ty trước.

Mặc dù hiện tại, không có quy định rằng các cá nhân phải đăng ký giấy phép ICP hoặc cá nhân không thể thiết lập một trang web nhưng nếu một cá nhân muốn thiết lập một trang web mà không có giấy phép, thông tin trên trang web phải tuân thủ luật pháp, điều này phù hợp với thực tế hiện tại của Việt Nam.

Vì vậy, căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các thủ tục xin giấy phép ICP khi có nhu cầu sử dụng trang thông tin điện tử tổng hợp.

3. Điều kiện xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp bao gồm những gì?

3.1. Điều kiện nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin

  • Điều kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý nội dung được cung cấp trên các trang web và mạng xã hội nói chung là người đứng đầu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp;
  • Người phụ trách quản lý nội dung phải có quốc tịch Việt Nam và tốt nghiệp Đại học trở lên. Đối với người nước ngoài, có địa chỉ tạm trú ít nhất 6 tháng tại Việt Nam;
  • Người phụ trách quản lý nội dung có trách nhiệm cung cấp số điện thoại liên lạc và địa chỉ email thường xuyên cho các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương để phối hợp và xử lý khi cần thiết;
  • Người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp có thể phân công một phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin;
  • Các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập trang web tổng hợp và mạng xã hội phải thiết lập một phần quản lý nội dung thông tin.

3.2. Điều kiện về tài chính, kỹ thuật xin giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp

  • Đối với các trang web thông tin chung: Lưu trữ ít nhất 90 ngày đối với nội dung thông tin chung kể từ thời điểm đăng; lưu trữ ít nhất 02 năm để đăng nhật ký xử lý thông tin;
  • Đối với các mạng xã hội: Lưu trữ ít nhất 02 năm để biết thông tin tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người dùng và tải xuống nhật ký xử lý thông tin;
  • Nhận và xử lý các cảnh báo từ người dùng;
  • Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy cập bất hợp pháp, các hình thức tấn công vào môi trường mạng và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật thông tin;
  • Có kế hoạch dự phòng để đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi xảy ra sự cố, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
  • Đảm bảo rằng có ít nhất 01 hệ thống máy chủ tại Việt Nam, cho phép bất cứ lúc nào có thể đáp ứng việc kiểm tra, kiểm tra, lưu trữ và cung cấp thông tin trên toàn bộ trang web về thông tin điện tử và mạng xã hội thuộc sở hữu của tổ chức, doanh nghiệp.

3.3. Điều kiện quản lý thông tin khi xin giấy phép ICP

  • Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin cần khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng;
  • Có một cơ chế tại chỗ để kiểm soát nguồn thông tin, đảm bảo rằng thông tin tổng hợp được đăng là chính xác theo thông tin nguồn;
  • Có cơ chế phối hợp để loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP trong vòng 03 giờ sau khi tự phát hiện hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng văn bản, điện thoại hoặc email.

3.4. Điều kiện về tên miền khi xin giấy phép ICP

  • Đối với các tổ chức và doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, chuỗi ký tự tạo thành tên miền không được trùng hoặc trùng với tên của cơ quan báo chí;
  • Các trang web chung và mạng xã hội của cùng một tổ chức hoặc doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền;
  • Tên miền phải còn hiệu lực để sử dụng ít nhất 06  tháng tại thời điểm xin cấp phép và phải tuân thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

4. Hồ sơ xin giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp bao gồm những gì?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ cần 02 bộ hồ sơ xin giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những nội dung, tài liệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
  • Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
  • Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
  • Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin, các chuyên Mục dự kiến; nguồn tin chính thức, bản in trang chủ và các trang chuyên Mục chính; phương án nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
  • Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin.

5. Cơ quan cấp phép và thời gian thực hiện xin Giấy Phép ICP

Cơ quan cấp giấy phép ICP là Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho các đối tượng:

  • Tổ chức, doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước địa phương cấp quyết định thành lập đăng ký hoạt động;
  • Hệ thống tổ chức của các tổ chức trực thuộc ở Trung ương tại địa phương;
  • Các trường đại học, học viện, cao đẳng, các cơ sở giáo dục – dạy nghề có trụ sở chính tại địa phương;
  • Các doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước Trung ương cấp phép hoạt động có trụ sở chính tại địa phương;
  • Đơn vị trực thuộc của các tập đoàn có trụ sở chính tại địa phương.

Thời gian thực hiện xin Giấy phép ICP:

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp, trong trường hợp từ thì phải có có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ của các cơ quan báo chí địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

6. Thủ tục xin giấy phép ICP bao gồm những bước nào?

Quy trình xin giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp bao gồm các bước sau đây:

  • Doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ xin giấy phép  trang thông tin điện tử tổng hợp đã chuẩn bị trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tuyến đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được tiếp nhận và xử lý;
  • Đối với trường hợp được cấp phép bởi Sở Thông tin và Truyền thông: Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp. Nếu không, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải gửi văn bản nêu rõ lý do từ chối;
  • Đối với trường hợp được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông phải thẩm định và chuyển hồ sơ cùng văn bản đề nghị cấp giấy phép đến Bộ Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông phải nêu rõ lý do từ chối.
  • Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan danh mục sản phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp xác nhận thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.

7. Bổ sung, sửa đổi, cấp lại giấy phép ICP

Khi có nhu cầu thay đổi quy định trong giấy phép về nội dung thông tin, người chịu trách nhiệm, tên miền, tên tổ chức, doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở giao dịch, tổ chức, doanh nghiệp phải có đơn đề nghị. Trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung giấy phép, bản sao giấy phép đang có hiệu lực, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông;

Trong trường hợp giấy phép ICP bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới các hình thức khác, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải gửi văn bản đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại giấy phép tới Bộ Thông tin và Truyền Thông;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành xét duyệt hồ sơ.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có quyết định bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại giấy phép. Trong trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

8. Gia hạn giấy phép ICP

Đối với những tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép ICP sẽ thực hiện theo các thủ tục như sau:

  • Giấy phép ICP có thời hạn tối đa không quá 05 năm.
  • Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép muốn gia hạn giấy phép ICP phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Thông tin và Truyền thông 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin gia hạn gồm đơn xin gia hạn giấy phép và bản sao giấy phép đang có hiệu lực;
  • Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và xét gia hạn giấy phép trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, doanh nghiệp nộp đơn biết;
  • Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần và thời gian gia hạn không vượt quá một năm.

Trên đây là bài viết chi tiết hướng dẫn Thủ tục xin giấy phép ICP  của Luật Hồng Bàng.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!  

Công ty Luật Hồng Bàng./.