Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau. Hiện nay Việt Nam đã ra quyết định bắt buộc phải công bố hợp quy sản phẩm dệt may trước khi đưa bất cứ sản phẩm nào vào thị trường.
Vậy, công bố hợp quy sản phẩm dệt may là gì? Thủ tục công bố sản phẩm dệt may được thực hiện như thế nào? Những sản phẩm dệt may nào sẽ phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy?
Bạn chưa rõ công bố hợp quy sản phẩm dệt may ở đâu, hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may bao gồm những giấy tờ gì và nên lựa chọn hình thức nào để công bố hợp quy sản phẩm dệt may.
Bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng sẽ hướng dẫn, minh họa cho bạn đọc về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may một cách đơn giản nhất.
1.Công bố hợp quy sản phẩm dệt may là gì?
Công bố hợp quy sản phẩm dệt may hay còn gọi là chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may, là việc đánh giá và chứng nhận sản phẩm dệt may phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng của Formandehyt và của các admin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm.
Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ công thương, công bố hợp quy sản phẩm là việc làm bắt buộc mà bất cứ cơ sở sản xuất, kinh doanh nào cũng phải tuân thủ nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Sản phẩm dệt may phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy
Theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, bắt đầu từ ngày 01/01/2019, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc (quần, áo, vải, thảm, găng tay, chăn, ga, gối, đệm, giày, dép, mũ, khăn, khẩu trang, bộ quần áo bảo hộ…) trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT để được phép gắn dấu hợp quy (CR) lên nhãn mác của các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, để tránh các rủi ro pháp lý.
3. Công bố hợp quy sản phẩm dệt may tại đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức được Bộ Công thương chỉ định để đánh giá hợp quy, chứng nhận hợp quy và sau đó các tổ chức trên công bố hợp quy tại Sở Công Thương.
4. Lựa chọn hình thức công bố và chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN, tùy theo loại sản phẩm dệt may mà bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và mỗi hình thức sẽ có yêu cầu về thành phần hồ sơ khác nhau, cụ thể sẽ có hình thức như sau:
Hình thức 1: Công bố hợp quy sản phẩm dệt may dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN)
- Báo cáo tự đánh giá của tổ chức
- Bản kê khai thông tin sản phẩm: Tên sản phẩm, số hiệu quy chuẩn kỹ thuật
- Cam kết chất lượng phù hợp quy chuẩn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá
- Với hàng nhập khẩu cần bổ sung: nhãn hiệu, kiểu loại, xuất xứ, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, cửa khẩu nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu…
Hình thức 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hoặc kết quả giám định của cơ quan nhà nước được chỉ định (bên thứ 3) gồm có:
- Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN)
- Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp QCVN 01/2017/BCT có kèm theo mẫu dấu hợp quy được cấp bởi tổ chức chứng nhận/giám định đã được chỉ định
Sau khi tiến hành thử nghiệm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn quốc gia cũng như lựa chọn được hình thức và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố sản phẩm, bạn nộp hồ sơ tại Sở Công thương địa địa phương. Tiếp đó, bạn có thể đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Sở công thương sẽ tiến hành thẩm định, thông báo về tình trạng của hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở công thương trả kết quả, công bố tên sản phẩm, tên tổ chức, cá nhân và công bố lên website của sở.
5. Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may
Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may của bạn sẽ lựa chọn một trong hai hình thức chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm như trên và thực hiện thủ tục theo các bước dưới đây:
Bước 1: Trao đổi và gửi thông tin về việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải
Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi hồ sơ để tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá, xem xét tài liệu, phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải.
Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy vải trong dệt may
Bước 4: Lấy mẫu vải điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường
Mẫu ngẫu nhiên: được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy.
Mẫu đại diện: đây là tập hợp những mẫu ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy để đại diện cho lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy đó.
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may.
Bước 6: Thực hiện công bố hợp quy theo quy định hiện hành của pháp luật.
6. Một số lưu ý khi làm thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may
Khi làm thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Phân loại sản phẩm để chọn phương thức công bố sao cho phù hợp, đúng quy định
- Các tài liệu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chỉ sử dụng duy nhất 1 ngôn ngữ là tiếng Việt, nếu văn bản gốc là tiếng nước ngoài thì phải được dịch thuật sang tiếng Việt và tất cả đều còn hiệu lực
- Chuẩn bị các tài liệu thật cẩn thận, chính xác để tránh mất thời gian sửa đổi lại nhiều lần
- Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng thực hiện công bố
- Tìm đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín để được tư vấn, hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng, triệt để nhất
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG