Vì một số lý do khác nhau trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp lại muốn tạm dừng. Nhưng thủ tục để tạm ngừng việc kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Luật Hồng Bàng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Như vậy, tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày trước ngày tạm ngừng.
Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.
2. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Như vậy, điều kiện để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không quá khó. Doanh nghiệp chỉ cần thông báo về việc tạm ngừng bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc là có thể tạm ngừng kinh doanh.
3. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh
3.1 Thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua giấy
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.2 Thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua mạng
Bước 1: Đăng nhập tài khoản
Truy cập vào trang thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Đăng nhập vào tài khoản, có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
- Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
- Sử dụng chữ ký số công cộng
Bước 2: Chọn hình thức đăng ký: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Chọn doanh nghiệp để đăng ký thay đổi
Nhập Mã số doanh nghiệp hoặc Mã số nội bộ để tìm doanh nghiệp để hiển thị thông tin về doanh nghiệp
Bước 4: Chọn loại đăng ký thay đổi
Chọn – Tạm ngừng hoạt động
Bước 5: Chọn tài liệu đính kèm
Tải tài liệu đính kèm: Tài liệu đính kèm được scan, có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu, có đầy đủ chữ ký số theo quy định của văn bản điện tử.
Hồ sơ đính kèm phải gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định giống như hồ sơ nộp trực tiếp đã nêu ở trên
Bước 6: Thực hiện thanh toán
Bước 7: Chọn hình thức thanh toán
Sau khi xác nhận đơn hàng,nhấn vào nút “Đi đến thanh toán điện tử” để thực hiện thanh toán điện tử.
Bước 8: Hoàn tất quá trình nhập và nộp hồ sơ trên mạng
Sau khi người nộp hồ sơ/người đăng ký hoàn thành việc thanh toán, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang trạng thái “Đang nộp” và được tự động tiếp nhận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để và chuyển về tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh tương ứng phục vụ cho việc xử lý hồ sơ.
Hồ sơ sẽ chuyển sang trạng thái “Đã gửi đi” nếu được tiếp nhận thành công trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Khi hồ sơ đã được nộp thành công, Hệ thống hiển thị 02 bản in trên tài khoản của người nộp hồ sơ/người đăng ký
Bản xem trước hồ sơ bao gồm các thông tin của hồ sơ đã nộp => Nhấn nút để tạo bản in.
Xem và in giấy biên nhận.
4. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).
5. Thuế, lệ phí khi tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định tại điều 14 thông tư 151/2014/TT-BTC:
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Theo đó, doanh nghiệp tạm ngừng tròn năm không phải thực hiện nộp thuế.
Trường hợp tạm ngừng không tròn năm vẫn phải nộp kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thời gian doanh nghiệp chưa đăng ký tạm ngừng.
Đối với lệ phí môn bài, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:
- Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;
- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Pháp luật không quy định lệ phí khi tạm ngừng kinh doanh nên khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp sẽ không mất phí khi thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm.
Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Trên đây là bài viết chi tiết các vấn đề về hướng dẫn việc tạm ngừng kinh doanh của Luật Hồng Bàng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.