Theo quy định của pháp luật, hành vi sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ trái phép có bị xử phạt không? Nếu có thì mức phạt khi sử dụng trái phép phạm vi đất dành cho đường bộ là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hồng Bàng, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ là gì?
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 43, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ là:
Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ được quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008.
Đất hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật giao thông đường bộ năm 2008.
2. Quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ
Dưới đây là những quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, mời bạn tham khảo:
2.1. Quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 43, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ, được hiểu là trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác.
Một số công trình thiết yêu được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng trong phạm đất dành cho đường bộ bao gồm: Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; Công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; Công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
2.2. Quy định trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 43 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, được hiểu là trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, không được xây dựng các công trình khác.
Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ.
Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
2.3. Quy định sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật
Căn cứ Khoản 4, Điều 43, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc sử dụng đất theo đúng quy định, cụ thể như sau:
Người sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trường hợp người sử dụng đất không được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2013 NĐ-CP sửa đổi cho Khoản 3, Khoản 4 Điều 14 Nghị định 11/2010 NĐ-CP thì các công việc cần phải thực hiện đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo và đường bộ đang khai thác như sau:
- Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và thực hiện như sau:
-
- Đối với đất của đường bộ, lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương xác định giới hạn đất dành cho đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ và lập kế hoạch thực hiện các công việc dưới đây:
-
- Rà soát, xác định giới hạn phần đất của đường bộ; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Rà soát, xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường bộ; tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy hoạch; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2.4. Quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Căn cứ Khoản 5, Điều 43, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
- 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
- 02 mét đối với đường cấp III;
- 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
3. Xử phạt hành vi sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ trái phép
Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
Căn cứ vào Điểm b, Điểm c, Khoản 3, Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì đối với cá nhân có hành vi dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với tổ chức có hành vi dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG