So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

Bạn muốn đầu tư vào công ty cổ phần nhưng chưa biết mình sẽ tham gia loại cổ phần nào để có được lợi nhuận tốt hơn. Bạn thắc mắc với 2 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi mà chưa tìm được lời giải đáp. Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng sẽ hướng dẫn bạn về cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi để bạn có thể tham khảo.

1. Khái niệm cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần.

Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

1.1 Cổ phần phổ thông là gì?

Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần.

Cổ phần phổ thông được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty, các cổ đông sở hữu loại cổ phần này được quyền chuyển nhượng, có quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội đồng cổ đông và hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh, số lượng phiếu họ nắm giữ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty.

1.2 Cổ phần ưu đãi là gì?

Cổ phần ưu đãi được coi là loại cổ phần đặc biệt trong công ty cổ phần, tương ứng với các cổ phần đặc biệt này, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số quyền nhất định trong quá trình quản lý hoạt động của công ty cổ phần.

1.3 Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Khi nắm trong tay cổ phần ưu đãi biểu quyết cổ đông có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại điều lệ công ty; các quyền khác như cổ đông phổ thông.

2. So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

2.1 Điểm giống nhau cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

Đều là đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty.

Có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có đầy đủ quyền năng và duy nhất, trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông.

Được xác định mệnh giá do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu

2.2 Phân biệt cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi

Tính bắt buộc:

  • Cổ phần phổ thông: bắt buộc phải có của công ty cổ phần
  • Cổ phần ưu đãi: công ty cổ phần không bắt buộc phải phát hành cổ phần ưu đãi

Cổ tức:

  • Cổ phần phổ thông: cổ tức không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và được hưởng sau khi chi trả cho cổ phiếu ưu đãi.
  • Cổ phần ưu đãi: cổ tức ổn định qua các năm và được chi trả với tỷ lệ cao hơn cổ phần phổ thông

Quyền biểu quyết:

  • Cổ phần phổ thông: cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết theo số lượng cổ phần nắm giữ của cổ đông.
  • Cổ phần ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông. Ngược lại, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết.

Khả năng chuyển đổi:

  • Cổ phần phổ thông: không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
  • Cổ phần ưu đãi: có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Khả năng chuyển nhượng:

  • Cổ phần phổ thông: được tự do chuyển nhượng.
  • Cổ phần ưu đãi: không được tự do chuyển nhượng

Khả năng thu hồi tài sản:

  • Cổ phần phổ thông: người sở hữu cổ phần phổ thông là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khi công ty bị phá sản.
  • Cổ phần ưu đãi: Khi công ty bị phá sản, người sở hữu cổ phần ưu đãi nhận được tiền thanh lý tài sản trước cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông sau khi đã thanh toán hết nghĩa vụ tài chính.

3. So sánh cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết

3.1 Điểm giống nhau cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết

Đều là đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không, người sở hữu cổ phần là cổ đông của công ty.

Có hiệu lực tuyệt đối, người nắm giữ cổ phần có đầy đủ quyền năng và duy nhất, trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các cổ đông.

Được xác định mệnh giá do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu

3.2 Phân biệt cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết

Về số phiếu biểu quyết:

  • Cổ phần phổ thông: mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: số phiếu biểu quyết nhiều hơn cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định

Về chuyển nhượng cổ phần:

  • Cổ phần phổ thông: Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác

Về chuyển đổi cổ phần:

  • Cổ phần phổ thông: không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG