Những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật

Hiện nay, khi nhắc đến nhãn hiệu nổi tiếng người ta thường hiểu rằng đó là nhãn hiệu được nhiều người biết đến. Tuy nhiên để xác định được rõ nhãn hiệu nổi tiếng là gì, có các tiêu chí như thế nào thì ít người xác định được. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của Luật Hòng Bàng sẽ trình bày cụ thể về những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật.

1. Những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

Những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

2. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu

Như vậy, khi đánh giá xem nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng, Cục Sở hữu trí tuệ và Tòa án sẽ xem xét đầu tiên đến số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu sẽ thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

Tuy nhiên, nhãn hiệu phải được người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam biết đến một cách rộng rãi để được xem là “nổi tiếng”. Rõ ràng không nhãn hiệu nào, thậm chí là những nhãn hiệu nổi tiếng nhất, có thể được sử dụng cho tất cả các loại hàng hóa hoặc dịch vụ để có thể được biết đến bởi tất cả người tiêu dùng có xuất thân, nghề nghiệp, sở thích và lợi ích khác nhau. Do đó, việc chứng minh nhãn hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến rộng rãi có vẻ như khá mơ hồ và bất khả thi đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu.

Những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật

3. Phạm vi lãnh thổ

Một nhãn hiệu để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải được đánh giá dựa trên phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. Tức là dựa trên số lượng tỉnh (thành phố), thậm chí là quốc gia mà nhãn hiệu có trên hàng hóa, dịch vụ đã được lưu hành nhiều hay không.

4. Doanh số hoặc số lượng

Ngoài ra, doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Nghĩa là, để 1 nhãn hiệu A được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải dựa vào doanh số, số lượng từ việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó được tiêu thụ là bao nhiêu.

5. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

Về tiêu chí này, Tòa án hoặc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá xem một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó có thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. Chúng ta có thể tạm hiểu được rằng không thể đánh giá 1 nhãn hiệu nổi tiếng hay không nếu có thời gian sử dụng lâu dài mà còn cần phải xem xét nó có bị gián đoạn hay không.

6. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Để đánh giá một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì ngoài việc nhãn hiệu đó được nhiều người biết đến, trên một phạm vi rộng, với doanh só, số lượng bán ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó lớn với thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu thì có cần quan tâm đến độ uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Tức là nếu một nhãn hiệu muốn được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó phải có độ uy tín cao.

7. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

Tiêu chí này có nghĩa là, việc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dựa vào cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở bao nhiêu quốc gia, đã có bao nhiêu quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.

8. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng

Ngoài ra, tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng còn là số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng bên cạnh việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công ở những quốc gia khác.

9. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu

Cuối cùng, để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng, Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

10. Căn cứ pháp lí

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline (+84) 912356575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng,

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG