Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

1. Một số phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (firm commitment underwriting): là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh (TCBL) cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. 

          Thông thường, trong phương thức này một nhóm các TCBL hình thành một  tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành (TCPH) với giá chiết khấu và bán lại các  chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và hưởng phần chênh  lệch giá.

          Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): là phương  thức bảo lãnh mà theo đó TCBL thoả thuận làm đại lý cho TCPH. TCBL  không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức  để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại  cho TCPH phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.

          Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không (All or Nothing): trong  phương thức này, TCPH yêu cầu TCBL bán một số lượng chứng khoán nhất  định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. TCBL  phải trả lại tiền cho các nhà đầu tưđã mua chứng khoán.

          Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian  giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh  bán tất cả hoặc không.

          Theo phương thức này, TCPH yêu cầu TCBL được tự  do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng  chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành  sẽ bị hủy bỏ.

          Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby underwriting): Đây là  phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ  sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào  bán ra công chúng bên ngoài.

          Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn  mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một TCBL dự phòng  sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành  những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo  phương thức dự phòng là việc TCBL cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc  chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện.

          Đặc điểm các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán:

          Bảo lãnh phát hành chứng khoán (BLPHCK) là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng. 

2. Điều kiện để được thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

          Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có một quy định cụ thể về điều kiện bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán nói chung. Mà chỉ có quy định về điều kiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trên phương diện lý luận, công ty chứng khoán có thể tiến hành hoạt động bảo lãnh phát hành nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, công ty chứng khoán phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
  • Thứ hai, công ty chứng khoán phải có hợp đồng bảo lãnh phát hành.
  • Thứ ba, công ty chứng khoán phải được phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh. 

Hạn chế bảo lãnh phát hành

          – Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:

   + Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành;

   + Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.

          – Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.

          – Khi một công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua chứng khoán của khách hàng.

Phí bảo lãnh phát hành chứng khoán

          Các tổ chức bảo lãnh đều được hưởng một khoản phí dựa trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí này cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào tính chất đợt phát hành như số lượng lớn hay nhỏ, có gặp nhiều khó khăn không.

          Khi nắm được câu trả lời cho câu hỏi “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?” sẽ giúp các doanh nghiệp chuẩn bị phát hành chứng khoán ra thị trường dễ dàng đạt được mục tiêu nhờ đáp ứng đúng nhu cầu của nhà đầu tư, cũng như uy tín được nâng cao hơn khi chào bán. Tuy nhiên thì công ty phát hành chứng khoán cũng sẽ phải chi trả một khoản chi phí nhất định cho nhà bảo lãnh sau khi chào bán thành công.

3. Chủ thể thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán

          Theo Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính: “tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu cho điều kiện do Bộ Tài chính quy định”.

          Xét thấy hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán có bản chất là dịch vụ thương mại nên chủ thể tiến hành hoạt động này thường thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể là công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại được ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận, bảo lãnh phát hành theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

          Đối với ngân hàng thương mại: Chỉ được BLPH trái phiếu, không được BLPH cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. 

          Đối với CTCK: Chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ BLPHCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ Việt Nam đồng, nghiệp vụ BLPHCK là 156 tỷ.

           Việc quy định các điều kiện này giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tốt hơn đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và thông qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia thị trường như các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành chứng khoán.

          Bảo lãnh phát hành chứng khoán phải có giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán và có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để xác lập giao dịch bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Ngoài điều kiện có tính chất nguyên tắc này khoản 2 điều 60 Luật chứng khoán còn quy định: công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Quy định này có thể xem như là điều kiện bắt buộc dù là không chính thức đối với chủ thể muốn tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

4. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán khi tham gia quan hệ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Thứ nhất, nghĩa vụ phát hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Theo quy định tại điều 13 Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 để thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng thì tổ chức phát hành phải đăng ký với ủy ban chứng khoán nhà nước với tư cách là bên bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Công ty chứng khoán có nghĩa vụ hỗ trợ tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán. Do đó việc phối hợp với tổ chức phát hành lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán là một phần công việc không thể thiếu trong dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty chứng khoán. Trong phạm vi công việc của mình công ty chứng khoán sẽ hỗ trợ tổ chức phát hành chuẩn bị bản cáo bạch tài liệu quan trọng nhất của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán. 

          Thứ hai, nghĩa vụ tiếp cận khách hàng và thăm dò thị trường để chào bán chứng khoán đây cũng là nghĩa vụ quan trọng của tổ chức bảo lãnh phát hành. Đối với tổ chức phát hành đặc biệt là trong phương thức bảo lãnh với nỗ lực cao nhất nếu tổ chức bảo lãnh phát hành bảo lãnh với phương thức cam kết chắc chắn thì tổ chức phát hành sẽ không cần quan tâm nhiều đến khả năng hoàn thành tốt nghĩa vụ này của tổ chức bảo lãnh phát hành. 

          Thứ ba, nghĩa vụ hỗ trợ phân phối chứng khoán ra công chúng khi nhận bảo lãnh phát hành cho một đợt phát hành công ty chứng khoán sẽ thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng. Phân phối chứng khoán ra công chúng bao gồm một số hoạt động như lựa chọn người mua quyết định số lượng chứng khoán bán cho từng người mua và bàn giao chứng khoán cho người mua. để bảo đảm đợt chào bán chứng khoán được diễn ra công khai và công bằng đối với các nhà đầu tư pháp luật cũng ràng buộc rõ ràng tổ chức bảo lãnh phát hành phải có nghĩa vụ:

          – Bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày

          – Phân phối chứng khoán một cách công bằng và công khai

          – Phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư. 

          Thứ tư, Nghĩa vụ mua hết số chứng khoán chưa phân phối hết với phương thức bảo lãnh chắc chắn. Trong phương thức bảo lãnh chắc chắn nghĩa vụ mua hết số chứng khoán chưa phân phối hết là nhiệm vụ quan trọng mà tổ chức phát hành mong muốn công ty chứng khoán phải tuân thủ nghiêm túc nhất. Vì nó mang tính bảo vệ quyền lợi của tổ chức phát hành là chủ yếu. 

5. Quy định về hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành

          Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành là công cụ pháp lý ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh và tổ chức phát hành. Theo đó, tùy thuộc vào nội dung cam kết bảo lãnh mà hợp đồng sẽ ghi nhận các quyền và nghĩa vụ khác nhau gắn với công việc bảo lãnh. Đó có thể chỉ là tư vấn thực hiện thủ tục trước khi chào bán hoặc bao gồm cả nghĩa vụ hỗ trợ chào bán chứng khoán, thậm chí là bao tiêu số chứng khoán chưa phát hành được. pháp luật các quốc gia thừa nhận thủ tục “dựng sổ” sẽ chỉ quy định về một hợp đồng duy nhất trong quá trình thực hiện nghiệp vụ là hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành. 

6 quy định về trình tự thủ tục bảo lãnh phát hành

          Hiện nay,trình tự, thủ tục bảo lãnh phát hành được căn cứ vào các quy định về trình tự thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng, từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và các nghĩa vụ cần thực hiện. Theo đó, công ty chứng khoán đóng vai trò là chủ thể bảo lãnh sẽ phải thực hiện các công việc trong các bước:

          (1) chuẩn bị hồ sơ;

          (2) đăng ký phát hành;

          (3) tiến hành phân phối và;

          (4) xác nhận kết quả chào bán. Đối chiếu với pháp luật một số quốc gia có thể thấy, công ty chứng khoán ở Việt Nam không phải thực hiện quá trình dựng số để xác định số lượng và mức giá phù hợp của chứng khoán sắp được phát hành. 

7. quy định về xử lý vi phạm liên quan tới bảo lãnh phát hành

          Pháp Luật chứng khoán hiện hành đã có các quy định nhằm tạo ra giới hạn an toàn cho các công ty chứng khoán trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, tương tự với các quy định của pháp luật một số quốc gia khác, đó chính là dựa vào tổng giá trị chứng khoán được bảo lãnh và số vốn khả dụng của công ty chứng khoán.

          Còn quy định về xử lý vi phạm liên quan tới bảo lãnh phát hành được xây dựng cùng với các quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Theo đó nghị định 145/2016 sửa đổi nghị định 108/2013 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, đề cập tới một số hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo lãnh phát hành như vi phạm quy định về việc công bố thông tin cũng như tính đầy đủ và chính xác của tổ chức phát hành; xử lý trường hợp vi phạm điều kiện, hạn chế bảo lãnh phát hành.

          Theo đó tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ trong các văn bản pháp luật về chứng khoán đều phải chịu chế tài từ mức cảnh cáo đến xử lý vi phạm hình sự. về mức phạt có thể thể hiện nay các chế tài xử lý vi phạm của pháp luật Việt Nam nói chung và bảo lãnh phát hành nói riêng được chưa tương xứng với mức độ thiệt hại cũng như lợi ích mà chủ thể vi phạm nhận được khi cố tình vi phạm.cách làm này mặc dù để dành cho các nhà quản lý bởi trên thực tế việc định lượng thiệt hại và lợi ích nhận được do thực hiện hành vi không dễ dàng nhưng lại chưa đủ sức răn đe khi lợi ích mà chủ thể nhận được do vi phạm lớn hơn nhiều so với số tiền bị phạt.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com 

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!