Bản chất pháp lý của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động phát hành, trao đổi mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Chứng khoán được phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên khác với việc mua bán như ngoài chợ hay trong siêu thị, thị trường chứng khoán giao dịch những mặt hàng ảo mà chúng ta không thể cầm nắm, sờ hay dùng thử trước khi mua.

          Trên thị trường chứng khoán thì công ty chứng khoán là một trong những chủ thể không thể thiếu. Và để cho chủ thể quan trọng như công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch một cách thuận lợi và an toàn thì việc hỗ trợ và quản lý hoạt động của công ty chứng khoán là rất cần thiết. Bằng cách thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, để bảo đảm khả năng bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần có sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành. 

1. Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán

          Theo điểm 22 khoản 3 điều 1 luật chứng khoán sửa đổi 2010: “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng”.

2. Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

  • Thứ nhất về đối tượng bảo lãnh phát hành: đối tượng của bảo lãnh phát hành là hướng tới bảo đảm cho đợt phát hành của tổ chức phát hành thành công theo thỏa thuận.
    • Nội dung thỏa thuận hỗ trợ phát hành chứng khoán có thể là phát hành được toàn bộ một số lượng nhất định chứng khoán sẽ thực hiện việc phát hành theo khả năng của chủ thể bảo lãnh.
    • Đặc điểm này làm nên sự khác biệt với hoạt động bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh dân sự bởi nội dung của bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh dân sự là cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho một chủ thể có nghĩa vụ.
    • Trong hợp đồng ký với bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ được thực hiện nghĩa vụ thay đối với bên trái chủ, bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
    • Đặc điểm này còn giúp chúng ta phân biệt với đại lý phát hành khi đối tượng của đại lý phát hành và chứng khoán.
  • Thứ hai về chủ thể trong quan hệ bảo lãnh phát hành: trong quan hệ bảo lãnh phát hành chỉ gồm có hai loại chủ thể tham gia, đó là chủ thể bảo lãnh phát hành đóng vai trò bên bảo lãnh và tổ chức phát hành đóng vai trò bên được bảo lãnh.
    • Bên được bảo lãnh với tư cách là chủ thể cung ứng dịch vụ hỗ trợ phát hành chứng khoán một cách chuyên nghiệp để lấy phí chủ thể bảo lãnh phải có năng lực tài chính, cũng như kinh nghiệm trong hoạt động phát hành pháp luật các nước thường có quy định giới hạn chủ thể được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng cách chỉ định một số tổ chức tài chính mới được phép cung ứng dịch vụ này. Đó có thể là ngân hàng đầu tư công ty chứng khoán, tổ chức tài chính đầu tư, công ty cho thuê tài chính.
    • Bên được bảo lãnh là chủ thể có mong muốn và được pháp luật cho phép thực hiện việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.
    • Bằng cách phát hành chứng khoán chủ thể được phép phát hành có thể là cơ quan nhà nước chính phủ chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.
    • Đặc điểm về chủ thể nghiệp vụ này hoàn toàn không có cùng bản chất với bảo lãnh trong cách hiểu của pháp luật dân sự khi bảo lãnh dân sự bao gồm các cam kết kép giữa chủ thể bên bảo lãnh bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong đó bên bảo lãnh phát hành cam kết thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và lấy phí trong khi bên bảo lãnh trong dân sự sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Nói cách khác quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ không tồn tại nếu không có đủ ba chủ thể bên bảo lãnh bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
  • Thứ ba, bảo lãnh phát hành là nghiệp vụ kinh doanh có mức độ rủi ro cao: nghiệp vụ này có mức độ lớn nhất đặc biệt là với bảo lãnh phát hành với cam kết bao tiêu toàn bộ chứng khoán cho tổ chức phát hành thật vậy rủi ro của chủ thể bảo lãnh đến từ việc đánh giá không đúng giá trị của chứng khoán được phát hành.
    • Khi cam kết bao tiêu chuẩn khoản cam kết về việc phân phối một số lượng nhất định chứng khoán dẫn đến việc thua lỗ do không có người mua hoặc mua thấp hơn giá chủ thể bảo lãnh đã mua từ tổ chức phát hành.
    • Để hạn chế rủi ro các chủ thể bảo lãnh luôn phân tích cẩn thận các yếu tố tác động đến giá của chứng khoán trước khi quyết định bảo lãnh phát hành. Đó là mặc dù trong hoạt động tự doanh tổ chức từ doanh chứng khoán cũng phải chịu rủi ro, nhưng mức độ thua lỗ thấp hơn. Do số lượng chứng khoán nắm giữ của tổ chức tự chi ít hơn so với tổ chức tự doanh chứng khoán trong khi đó với hoạt động môi giới chứng khoán chủ thể thực hiện hành vi môi giới không phải chịu bất cứ rủi ro nào.
  • Thứ tư, bảo lãnh phát hành trong hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng ở thị trường sơ cấp và thị trường chứng khoán được cấu thành bởi hai bộ phận là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Hai loại thị trường này khác biệt về chức năng, cụ thể:
    • Thị trường sơ cấp là nơi hàng hóa chứng khoán được sản xuất. Là quá trình phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành nhằm thực hiện nhu cầu huy động vốn.
    • Thị trường thứ cấp lại là nơi các nhà đầu tư gặp gỡ và thực hiện các giao dịch mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

3. Bản chất pháp lý của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Kể từ khi thị trường chứng khoán được hình thành, trong giao lưu thương mại bắt đầu xuất hiện thuật ngữ mới có liên quan đến bảo lãnh đó là thuật ngữ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

          Bảo lãnh được hiểu là việc một người cam kết với người khác các sẽ nhận lấy trách nhiệm về mình để thực hiện công việc nhất định. Trên cơ sở đó tùy thuộc vào thỏa thuận của bên nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh để bên bảo lãnh nhận hoặc không nhận tiền thù lao bảo lãnh.

          Tuy đều là khoa học pháp lý nhưng Bảo lãnh theo Luật chứng khoán còn có điểm khác biệt so với bảo lãnh theo luật dân sự.

          Trong khi đó điều 6 luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán 2006 thì khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán được ghi nhận: “Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng”.

          Quy định này cho thấy bảo lãnh phát hành chứng khoán là quyền của chủ thể bảo lãnh và tính từ thời điểm bảo lãnh chỉ có hai chủ thể chính: là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

          Trong khi đó bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau: bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) cũng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ sau đây gọi là bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên có thể thỏa thuận về việc bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

          Với quy định đó bảo lãnh được hiểu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác chứ không phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính chủ sở hữu tài sản như các chế định bảo đảm khác. Vì vậy trong biện pháp bảo lãnh bên bảo đảm không phải là bên có nghĩa vụ được bảo đảm, đồng thời không chỉ có hai chủ thể chính là bên có quyền và bên có nghĩa vụ mà có ít nhất 3 chủ thể đó là bên bảo lãnh bên nhận bảo lãnh và bên có nghĩa vụ. So sánh khái niệm về bảo lãnh phát hành chứng khoán được quy định tại Luật chứng khoán và bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu bản chất pháp lý của bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:

          Bảo lãnh phát hành chứng khoán bao giờ cũng được thực hiện bởi những tổ chức chuyên nghiệp là công ty chứng khoán hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên nguyên tắc các chủ thể này phải được cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán và phải tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Đây chính là điểm khác biệt so với quy định về Bảo lãnh theo dân luật chủ yếu đặt ra là nghĩa vụ dân sự về tài sản của người bảo lãnh và người bảo lãnh không nhất thiết phải có giấy phép hoạt động bảo lãnh của cơ quan có thẩm quyền.

          Bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như định nghĩa tại bộ luật dân sự 2015 mà thực chất chỉ là cam kết bảo đảm thực hiện quyền phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành.

          Có thể khẳng định như vậy vì đối tượng của hành vi bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng chính là việc phát hành chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành.

          Và vốn dĩ về bản chất việc phát hành chứng khoán ra công chúng chỉ là quyền chứ không phải là nhiệm vụ tài sản của tổ chức phát hành cần phải thực hiện đối với người thứ ba. Nói cách khác do không phải là hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự sự nên bảo lãnh phát hành chứng khoán không có cấu trúc chủ thể như quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự.

          Đặc điểm này cho phép phân biệt bảo lãnh phát hành chứng khoán với các hình thức bảo lãnh khác.

          Tuy có cùng tính chất là dịch vụ thương mại giống như bảo lãnh ngân hàng ngưng hoạt động ảnh bảo lãnh phát hành chứng khoán khác với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở chỗ: bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải là cam kết đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong khi bảo lãnh ngân hàng vừa là loại hình dịch vụ thương mại nhưng đồng thời cũng là hình thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự như vậy.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này có thể truy cập vào Website: hongbanglawfirm.com, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com 

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!