Một số quyền lợi của lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ vừa có thể tham gia lao động, vừa có thể chăm sóc con nhỏ, pháp luật lao động hiện hành đã quy định nhiều quyền lợi đặc biệt cho lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.Thông qua bài viết này, Luật Hồng Bàng xin được cung cấp tới Qúy khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi của lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi cụ thể như sau:

Không bị NSDLĐ sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.“

Không làm đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi người lao động không đồng ý

Căn cứ theo quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
  • Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không đồng ý sẽ không phải làm ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.

Chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn

Căn cứ khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động, năm 2019.

Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được:

  • Chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn; hoặc
  • Giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Được nghỉ 1 giờ hưởng nguyên lương mỗi ngày

Căn cứ theo khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động, năm 2019 quy định.

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Không bị xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động,năm 2019, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Do đó, người sử dụng lao động sẽ phải chờ đến khi hết thời gian này, đồng thời còn thời hiệu xử lý mới được tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

Theo Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp đặc biệt là 12 tháng. Khi hết thời gian người lao động nuôi con dưới 12 tháng, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày.

Được đảm bảo về công việc

Theo Điều 140 Bộ luật Lao động 2019,

Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản và quay trở lại làm việc sẽ được bảo đảm việc làm cũ mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.

Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Đồng thời, nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì lao động nữ còn được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).

Được hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

Theo điều 141, Bộ luật Lao động, năm 2019 đã ghi nhận về quyền lợi khi người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng theo chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.