Dịch vụ tư vấn các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Khi thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư được quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động dự án đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy định của pháp luật về đặc điểm và điều kiện của từng hình thức đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư  là rất cần thiết. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Hồng Bàng xin gửi tới Khách hàng lời tư vấn như sau:

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI TỈNH LAI CHÂU - Luật Hồng Bàng

Căn cứ pháp lý

  • Luật đầu tư 2020;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Các hình thức đầu tư

Các hình thức đầu tư ở Việt Nam theo quy định pháp luật về đầu tư bao gồm 5 hình thức, bao gồm:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; 
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Thực hiện dự án đầu tư

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Ngoài 4 hình thức đầu tư trên, tại hình thứ đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ thể hiện được quy định của pháp luật không còn rập khuôn, bó hẹp nữa, mà thay vào đó là sự cởi mở, linh hoạt chào đón các hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới xuất hiện trong tương lai. Điều này là cơ hội tốt cho nhà đầu tư muốn kinh doanh tại Việt Nam.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.750912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!